(Cadn.com.vn) - Rất nhiều hồ sơ của cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) đã nộp để xin thuê chung cư và nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn nộp đơn xin được thuê, mua căn hộ theo chủ trương của UBND TP Đà Nẵng nhưng chưa được giải quyết. Vậy nhưng, hiện có hàng ngàn căn hộ bỏ trống chưa được bố trí gây lãng phí, trong đó có những căn hộ thuộc block đã được đưa vào sử dụng gần 6 năm nay. Đây là một nghịch lý đang cần phải giải quyết.
Theo ông Nguyễn Quang Thuận - Giám đốc Cty Quản lý Nhà chung cư Đà Nẵng: Hiện nay, có 2.095 căn hộ đang trống chưa bố trí cho người dân, chiếm gần 30% số căn hộ, và con số này sẽ tăng từ nay đến cuối năm do một số block sẽ hoàn thành vào dịp này. Trong khi đó, Đà Nẵng đã và đang triển khai xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ Chương trình có nhà ở cho nhân dân, góp phần an sinh xã hội. Tuy nhiên, con số này còn nhiều hơn nữa vì một số căn hộ đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư hoặc các BQL chưa bàn giao cho Cty. Trong khi đó, thực tế là chỉ từ tháng 8-2011 đến nay, Cty Quản lý nhà chung cư đã tiến hành kiểm tra xác minh và báo cáo UBND TP với số lượng 430 trường hợp CBCNVC đang công tác tại TP có đơn xin thuê căn chung cư nhưng TP mới chỉ giải quyết được 127 đơn, còn lại 303 trường hợp chưa được giải quyết (trong đó không ít trường hợp thuộc diện thu hút nhân tài của TP).
Cũng theo ông Thuận, để tránh tình trạng không sử dụng sẽ hư hỏng, xuống cấp gây lãng phí, giảm áp lực trong việc quản lý căn hộ trống, đồng thời đáp ứng nhu cầu có nhà ở của đông đảo người nộp đơn, Cty đã tiến hành xác minh kỹ lưỡng như: có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác của CBCNVC và địa phương nơi cư trú của họ rồi lập danh sách trình lên UBND TP xem xét. Tuy nhiên, đã nhiều lần đơn vị có công văn đề nghị UBND TP xem xét giải quyết bố trí cho các trường hợp CBCNVC xin thuê để ở nhưng số lượng được duyệt không đáng là bao. Cụ thể, mới đây theo một báo cáo của thành phố thì lãnh đạo TP chỉ phê duyệt cho 112 hộ được thuê nhà ở xã hội trong tổng số hơn 900 hồ sơ đã đăng ký. Như vậy có gần 800 người có nhu cầu đã được xác minh lại phải chờ dịp khác để xác minh tiếp.
Nhiều căn hộ sang nhượng trái phép
Theo ông Thuận, vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra rà soát tại 9 KCC với 673 căn hộ đã được bố trí cho CBCNVC thì phát hiện 111 trường hợp sai phạm, chủ yếu là sang nhượng, cho người khác ở nhờ và cho thuê lại. Đối với trường hợp này, Cty đã làm báo cáo trình UBND TP chờ ý kiến xử lý. Tuy nhiên, đến nay UBND TP mới có quyết định thu hồi 3 căn hộ và Cty đã tiến hành thu hồi xong, còn lại 108 trường hợp đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Cũng theo ông Thuận, UBND TP nên giao thêm quyền hạn cho Cty như việc xem xét đề xuất tham mưu bố trí và chịu trách nhiệm, tham gia ngay từ khi lập DA đến khi triển khai DA chung cư để tiện quản lý theo dõi, thay vì chỉ có chức năng kiểm tra, xác minh và báo cáo trình UBND TP và tiếp quản nhà chung cư sau khi hoàn thành.
Hiện nay, không ít người muốn thuê nhà nói chung và thuê chung cư để ở nói riêng, tuy nhiên không tìm ra chung cư để thuê. Anh V. (cán bộ một NH trên địa bàn TP Đà Nẵng) chia sẻ, vì là người ở ngoại tỉnh, có vợ và 2 con nên cần thuê một căn hộ chung cư để ở với giá từ 1,2-1,5 triệu đồng/tháng, nhưng đã hơn 2 tháng trời chạy khắp nơi mà vẫn không thuê được. Không thuê được căn hộ chung cư, vợ chồng anh phải thuê nhà dân để ở với giá khoảng 2-3 triệu đồng/tháng nên rất khó khăn trong cuộc sống. Trong khi đó, anh T. đang thuê chung cư khu D2 Vũng Thùng tầng 3 với giá 1,3 triệu đồng/tháng, cho biết: Tôi phải nhờ người quen hỏi giúp mới thuê được căn hộ này, tiền thuê mỗi tháng 1,3 triệu đồng, đóng tiền 5 tháng/đợt nên cũng dễ thở hơn nhiều so với mức thuê ở nhà dân 2,3 triệu đồng/tháng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người ngoại tỉnh đến công tác tại Đà Nẵng cần thuê căn hộ chung cư như anh V. là rất nhiều, nhưng không mấy người tìm được.
Nếu lấy bình quân mỗi căn hộ cho thuê ngoài với giá 1-1,2 triệu đồng/tháng thì 2.095 căn hộ trống đến thời điểm này, mỗi tháng thu về trên dưới 2,5 tỷ đồng. Đây là khoản thu không hề nhỏ. Trong khi đó, theo Cty Quản lý nhà chung cư, tình trạng xuống cấp các căn hộ chung cư do không có người ở cũng rất nghiêm trọng. Năm 2011, sau khi nhiều lần lập báo cáo đề xuất TP duyệt chi 3 tỷ đồng để sửa chữa nhưng đến nay gần hết năm 2012, việc sửa chữa đã được triển khai nhưng kinh phí vẫn chưa được duyệt, nhiều căn hộ đang triển khai giữa chừng phải bỏ do không có tiền thanh toán cho đơn vị nhận thầu.
Rõ ràng, tình trạng người cần nhà, nhà cần người đang là một nghịch lý cần được chính quyền TP Đà Nẵng và các ngành chức năng xem xét, tìm cách tháo gỡ để tạo điều kiện an cư cho người dân, đồng thời tránh lãng phí khi để một số lượng lớn căn hộ bỏ trống, xuống cấp.
Xuân Đương
Theo Báo CAĐN
|
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro