Lãi suất cho vay ở mức 15%/năm đang cản bước và làm nản lòng nhà đầu tư, cũng như khách hàng mua nhà tại nhiều dự án bất động sản. Một trong những giải pháp chính được doanh nghiệp bất động sản đề xuất nhằm cứu thị trường bất động sản là hạ lãi suất.
|
07/12/2012 11:11
|
|
Lãi suất chỉ nên ở mức 8%/năm
Cuối năm 2011, Dự án căn hộ Quang Thái Aparment (quận Tân Phú, Tp.HCM) do Công ty Quang Thái làm chủ đầu tư mở bán với mức giá trung bình 13 - 15 triệu đồng/m2, nhưng số lượng căn hộ bán được rất ít. Mới đây, cũng với mức giá này, nhưng khách hàng mua căn hộ tại Dự án chỉ phải đóng 50% giá trị căn hộ là đã được nhận nhà, 50% còn lại khách hàng được trả góp trong 2 năm (lãi suất 0%). Chính sách này đã nhắm đúng tâm lý khách hàng, nên chỉ sau 1 tháng mở bán, toàn bộ sản phẩm của Dự án đã được khách hàng mua hết. Lấy ví dụ trên, ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn cho rằng, vấn đề tín dụng hỗ trợ người có nhu cầu nhà ở là rất quan trọng. Nếu có chính sách hỗ trợ tín dụng tốt, đảm bảo tiến độ và có mức giá hợp lý, thì sẽ tạo được thanh khoản cho dự án bất động sản. Đây cũng chính là biện pháp kích cầu thị trường, giảm hàng tồn mà ông David Lim, Trưởng nhóm Công tác đất đai đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 diễn ra cuối tuần qua. “Dù có thể thu xếp vay vốn từ các ngân hàng tại Việt Nam, nhưng lãi suất cao tới 15%/năm đã cản bước và làm nản lòng những ai đang muốn mua bất động sản”, ông David Lim nói và cho rằng, các tổ chức tín dụng cần đưa ra các chương trình cho vay dành cho người mua bất động sản với mức lãi suất thấp hơn, hoặc đưa ra các kỳ hạn thanh toán linh hoạt hơn. Cũng theo ông David Lim, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn khi cung cấp các khoản vay tín dụng cho những người có thu nhập vừa và thấp, để họ mua sản phẩm nhà ở vừa túi tiền. Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh miền Bắc đánh giá, lãi suất ngân hàng hiện vẫn quá cao cho cả chủ đầu tư lẫn người mua. Chủ đầu tư đang phải chịu mức lãi suất 14 - 16% năm, bất động sản đang thuộc nhóm chịu lãi suất cao nhất. Còn người mua nhà đang được chủ đầu tư, khách hàng hỗ trợ vay với lãi suất 11 - 12% ở năm đầu tiên, nhưng từ năm thứ hai, lãi suất lại thả nổi. Điều này khiến khách hàng lo ngại, không dám tiếp cận nguồn vốn. “Để giảm áp lực cho khách hàng, chỉ nên áp mức lãi suất 8 - 10% cho chủ đầu tư và khách mua nhà”, ông Quyết đề xuất. Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là thanh khoản thị trường bị cạn kiệt, đẩy hàng tồn tăng cao, dẫn đến nợ xấu lớn. Vì vậy, giải pháp cấp bách hiện nay là phải giải quyết hàng tồn. “Để thực hiện vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ tín dụng ưu đãi khoảng 8%/năm trong thời hạn 5 - 10 năm cho người mua căn hộ đầu tiên, người đang ở chật hẹp (dưới 5 m2/người) để mua căn hộ. Mặt khác, ngân hàng nên liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp để cấp tín dụng cho người mua nhà”, ông Châu kiến nghị. Hạ lãi suất phải đi đôi với cải thiện niềm tin Giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp bất động sản, mở rộng đối tượng vay mua bất động sản chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ kèm theo để giải quyết vấn đề của thị trường bất động sản chính là phải cải thiện niềm tin cho khách hàng. Theo ông Nguyễn Thụy Nhân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Bình Chánh, thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng. Tâm lý của khách hàng hiện nay là chờ giá giảm hơn nữa mới tham gia thị trường. Ông Phạm Vũ Hải Anh, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải cho biết: “Mới đây, ngân hàng đã hạ lãi suất thêm 1%, nhưng cho dù giảm thêm 3% nữa cũng không giải quyết được vấn đề của thị trường. Hiện nhiều chủ đầu tư bắt tay với ngân hàng cho vay không lãi mua nhà, hoặc lãi suất 5 - 6%/năm đến khi trả hết tiền, nhưng vẫn không cải thiện được tình hình, vì tâm lý của người dân chưa được giải quyết”. |
(Theo Đầu tư)
|
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng