(ĐNĐT)- Thị trường bất động sản (BĐS) “đóng băng” khiến các doanh nghiệp (DN) như ngồi trên “đống lửa” khi các khoản vay ngân hàng (NH) trước đó để đầu tư vào BĐS đã đến kỳ trả nợ.
Vay nóng đáo hạn
Thị trường BĐS "đóng băng" khiến nhiều DN đầu tư kinh doanh BĐS lâm vào cảnh phá sản.
Ông N.X.H., giám đốc một DN kinh doanh BĐS có tiếng trên địa bàn thành phố, cho rằng khi thị trường BĐS sôi động, đa số các DN đều vay vốn NH để đầu tư vào lĩnh vực này. Do kinh doanh không thuận lợi, đùng một cái BĐS “đóng băng”, nhà đất không bán được trong khi thời hạn trả nợ vay NH đến gần, nhiều DN đã phải bán thốc bán tháo nhà đất để trả nợ NH, còn DN không chấp nhận chịu lỗ buộc phải “vay nóng” bên ngoài với lãi suất cắt cổ để đảo hạn NH.
Ông chủ đầu tư dự án BĐS này cho biết, nhiều tháng nay công ty chỉ bán được vài ba nền đất trong tổng số hàng trăm nền. Tất cả vốn đều bị chôn vào các dự án. “Lo được khoản tiền lãi mỗi tháng mấy chục triệu đồng cho NH đã khó khăn lắm rồi, làm sao có đủ tiền để trả gốc vay NH?. Vì vậy, khi hợp đồng tín dụng với NH hết hạn, công ty phải nhờ dịch vụ của những người chuyên nhận giải chấp đáo hạn NH với mức lãi suất thì ôi thôi rồi”, giám đốc DN này than vãn.
Hốt bạc từ dịch vụ đáo hạn NH
Dịch vụ nhận giải chấp nhà, đáo hạn NH đã hình thành từ nhiều năm nay, nhưng nó thực sự phát triển nhanh khi thị trường địa ốc bắt đầu “đóng băng”.
Nhiều DN BĐS lo "sốt vó" khi đến kỳ trả nợ ngân hàng. Nếu muốn đảo nợ, nhiều DN buộc phải chấp nhận vay nóng bên ngoài với lãi suất cắt cổ để trả vào ngân hàng. Ảnh minh họa |
Chị N., làm dịch vụ đáo hạn NH ở quận Hải Châu, cho biết vào thời điểm cuối năm, khách hàng đến vay vốn để đảo nợ NH khá đông nhưng do vốn có hạn nên mỗi tuần chỉ đáp ứng được vài ba khách hàng. Theo chị N., muốn làm dịch vụ này ít nhất phải có vốn vài tỷ đồng và phải có mối quan hệ tốt với các NH. “Nếu có nhiều vốn và quan hệ tốt với NH thì làm không nghề nào kiếm tiềm nhanh hơn bằng nghề này”, chị N., nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mức lãi suất vay đáo hạn hiện rất cao, cao nhất khoảng 1%/ngày (tức 30%/tháng), còn thấp nhất 0,5%/ngày nhưng mức lãi này khá hiếm, chỉ áp dụng đối với khách hàng vay vài tỷ đồng để đáo hạn NH.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sai lầm lớn nhất của các chủ đầu tư dự án BĐS là chỉ quan tâm đến việc kinh doanh như thế nào để thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Khi thị trường BĐS “nóng”, giới DN kinh doanh đầu tư BĐS tăng giá vô tội vạ, không biết giữ khách hàng, không quan tâm đến người mua nên giờ đây họ đang phải trả giá đắt. Bản thân một số chủ đầu tư không hề có kế hoạch, chiến lược bài bản lâu dài, chuẩn bị nguồn tài chính tốt để ứng phó với những tình huống tồi tệ nhất.
Giới đầu tư kinh doanh BĐS cho rằng, sự ra đời của dịch vụ đáo hạn NH đã giúp người nợ NH có số tiền hoàn trả NH và tiếp tục hợp đồng vay mới. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, việc đầu tư vào địa ốc khá lớn trong khi thị trường “đóng băng” như hiện nay thì việc đáo hạn, giải chấp liên tục như vậy sẽ khiến người vay càng lún sâu vào tình cảnh nợ nần nhiều hơn.
Ông Võ Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Đà Nẵng cho hay, thị trường BĐS “đóng băng” kéo dài, khiến nhiều DN sẽ buộc phải đảo nợ bằng cách vay lãi cắt cổ bên ngoài. Và cách đảo nợ này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho DN, nếu sau khi vay lãi bên ngoài trả nợ cho NH nhưng NH không cho vay lại thì DN chỉ có chết là cái chắc vì không chịu nổi lãi suất vay nóng. "Vì vậy, mong sao NHNN nên có chính sách hỗ trợ cho các khoản nợ của DN khi đến kỳ trả nợ mà muốn vay lại NH”, ông Cường nói.
Bài và ảnh: Trọng Hùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn