Ngày 18-12, tại thành phố Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc để xúc tiến triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò, dưới sự chủ trì của các đồng chí Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng báo cáo các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các nội dung thống nhất giữa hai địa phương kể từ sau ngày 10-5-2012 tại Đà Nẵng. Theo đó, hai địa phương đã thống nhất về ranh giới, cắm mốc thực địa và chọn nhà đầu tư tham gia nạo vét dòng sông. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 1103/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan hai bên sông Cổ Cò từ Điện Bàn đến Hội An. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch thuộc khu vực dọc hai bên bờ sông Cổ Cò, thuộc địa giới hành chính của huyện Điện Bàn và thành phố Hội An. Diện tích tổng thể đạt khoảng 2.600ha. Mục tiêu quy hoạch nhằm xác định định hướng phát triển không gian, phát triển các không gian trọng tâm và kết nối các không gian còn lại, làm cơ sở phát triển hạ tầng sông và hai bên bờ sông, kết nối lưu thông trên vùng nghiên cứu.
Hai địa phương thống nhất chung về quy hoạch và đầu tư về cơ bản bám sát theo hiện trạng, chiều rộng dòng sông đoạn hẹp nhất 90 mét và rộng nhất 160 mét. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất chỉ đầu đầu tư xây dựng một tuyến đường nối liền Đà Nẵng- Hội An ở bờ tây sông Cổ Cò. Phía bờ đông giữ nguyên hiện trạng và tuân thủ các quy hoạch chi tiết tại các dự án đầu tư phát triển của tỉnh để bảo đảm quỹ đất tái định cư và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học với các cồn cát, vuông tôm, vườn cây. Về nhà đầu tư thực hiện dự án, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho Công ty cổ phần Khoáng sản Đất Quảng Chu Lai tham gia dự án để nạo vét dòng sông theo hình thức BT (đầu tư- chuyển giao). Doanh nghiệp này đã đầu tư 20 tỷ đồng tham gia nghiên cứu quy hoạch, thiết kế kiến trúc.
Với 8,5km sông Cổ Cò qua địa bàn thành phố Đà Nẵng việc thực hiện nạo vét sông đã và đang được thực hiện. Các chủ dự án ven sông tham gia việc nạo vét khơi thông. UBND thành phố Đà Nẵng cũng vừa phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án khơi thông sông Cổ Cò từ Đà Nẵng vào Hội An, Quảng Nam (đoạn 300m tính từ phía Đà Nẵng) với tổng mức tư hơn 8,5 tỷ đồng theo hình thức BT và cũng sẽ thực hiện thêm 300 mét nạo vét dòng sông phía Quảng Nam vùng đất dọc sông Cổ Cò tại khu vực phía Nam dự án FPT trong đó có phần diện tích dự kiến bố trí cho Công ty TNHH Chí Thành (khoảng 2 ha) tại khu vực phía Tây Bắc dự án để công ty tiếp tục triển khai dự án Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (bù lại cho phần diện tích ảnh hưởng do việc điều chỉnh lòng sông Cổ Cò). Thành phố Đà Nẵng cũng giải quyết việc hoán đổi đất dự án 2 ha cho Công ty TNHH Chí Thành chủ dự án Khu du lịch Bồng Lai.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo hai địa phương đã thống nhất với quyết tâm đầu tư khơi thông sông Cổ Cò, thực hiện có hiệu quả đầu tư phát triển liên kết vùng bằng dự án công trình cụ thể để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Những nội dung chi tiết cũng được thống nhất như đầu tư phát triển một tuyến đường giao thông phía bờ tây sông Cổ Cò; thỏa thuận các chỉ tiêu thiết kế kiến trúc về độ tĩnh không thông thuyền đối với các cầu qua sông; tổ chức thực hiện dự án theo phương thức BT. UBND tỉnh Quảng Nam cũng hoan nghênh thành phố Đà Nẵng giới thiệu thêm nhà đầu tư mới qua Công ty CP Địa Cầu (Sun Group) để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án nạo vét sông trong năm 2013 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2014.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"