Từ ngày 10-1-2013, từ 12.000 điểm kinh doanh mua bán vàng miếng, cả nước sẽ chỉ còn lại 2.456 điểm, tức là chỉ còn khoảng 30% so với hiện tại.
Nên nới giới hạn trạng thái mua bán vàng
Phải khẳng định rằng chủ trương chống “vàng hóa” của NHNN là đúng. Năm 2012, một số lượng vàng đã được bán ra và chuyển đổi thành VND gửi ngân hàng. Dù giá vàng có chênh lệch giữa thế giới và trong nước nhưng tỉ giá vẫn ổn định. Tất nhiên mỗi chính sách ra đời đều có hai mặt. Thông tư 38 ban hành ngày 28-12-2012 của NHNN quy định về trạng thái vàng của ngân hàng cũng nhằm tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Việc mua bán vàng ở những nơi đúng quy định, có hóa đơn chứng từ là nhằm bảo vệ an toàn cho người dân. Và thị trường vàng dần dần đi vào ổn định.
Nhưng một số ý kiến cho rằng nên chăng nới thêm “room” (giới hạn) trạng thái vàng cuối ngày của các ngân hàng, không phải là 2% mà là 4%-5% chẳng hạn. Hoặc NHNN có thể cho ngân hàng bán vàng ra trạng thái âm với biên độ +/-2%, tương tự như việc quy định thái ngoại tệ của các ngân hàng ở mức +/-20%. Điều này sẽ gỡ khó được cho các ngân hàng bán vàng ra đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng cuối ngày không mua vào được, rơi vào trạng thái âm.
Các ngân hàng, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng: 17 ngân hàng 1. Ngân hàng TMCP Á Châu 2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4. Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 5. Ngân hàng TMCP Đông Á 6. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 8. Ngân hàng TMCP Nam Á 9. Ngân hàng TMCP Phát triển T.PHCM 10. Ngân hàng TMCP Phương Đông 11. Ngân hàng TMCP Phương Nam 12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn 14. Ngân hàng TMCP Tiên Phong 15. Ngân hàng TMCP Việt Á 16. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 17. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 14 doanh nghiệp 1. Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý TP.HCM - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 2. Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam 3. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu 4. Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI 5. Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam 6. Công ty TNHH MTV Kim Ngọc Phú 7. Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngọc Hải 8. Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngọc Thắm 9. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận 10. Công ty TNHH Vàng bạc Phúc Thành 11. Công ty Cổ phần Thương mại Vàng bạc Đá quý Phương Nam 12 Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 13. Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC 14. Công ty TNHH Mi Hồng Trước đây số lượng các điểm bán vàng miếng là do cung-cầu thị trường quyết định. Còn hiện nay Nhà nước quy định: Điều kiện về vốn, số lượng cơ sở, chi nhánh… của các doanh nghiệp quyết định số lượng điểm bán vàng. 14 doanh nghiệp được mua bán vàng miếng tuy không bị khống chế trạng thái nhưng lại bị hạn chế số lượng điểm giao dịch vàng. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp lại tập trung ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM và tập trung theo khu vực. Do đó, nhiều con đường trước đây có điểm mua bán vàng miếng, sắp tới sẽ không còn bán nữa, sẽ không thuận lợi cho người tiêu dùng. |
YÊN TRANG
Theo Báo PLHCM
Các bản tin khác
- Tiếp tục gia tăng đầu tư vào bất động sản
- 1.300 tỷ đồng xây dựng khu nhà ở hỗn hợp nam cầu Trần Thị Lý
- Chống rửa tiền qua bất động sản
- Nét đẹp nữ doanh nhân
- Hội môi giới bất động sản VN sẽ thành lập vào tháng 12
- Sun City Riverside Da Nang: Dấu son mới của BĐS Đà Nẵng
- Dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào Đà Nẵng
- Góp vốn mua nhà dự án: Đọc kỹ hợp đồng để tránh mắc bẫy
- Chờ quy định, hồ sơ đất “đóng băng”
- Nên có cơ quan thẩm định giá đất độc lập
- Sự thật từ một vụ án đòi nhà
- Chủ động quỹ đất tái định cư
- Bất động sản: Nên mua hay bán ở thời điểm này?
- 3 dự án mở rộng diện tích đầu tư
- Đẳng cấp hạ tầng du lịch Đà Nẵng
- Nâng tầm thị trường bất động sản
- Công bố 26 đồ án kiến trúc quy hoạch
- Sửa đổi Luật Đất đai: Phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu
- Bất động sản có tín hiệu "ấm" lại
- Sẽ cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng?