Những giải pháp giải cứu thị trường bất động sản đã nhắm trúng đích, nhưng cần công khai, quyết liệt và loại bỏ những rào cản trong quá trình thực hiện.
|
Phao cứu sinh cho bất động sản
Nghị quyết số 02 ngày 7/1/2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường được ví như một chiếc phao cứu sinh cho bất động sản khi xử lý hàng loạt vấn đề liên quan như nợ xấu, tồn kho, bơm tiền cho thị trường, giãm giãn thuế… Trong đó, nhóm giải pháp hướng tới đối tượng là nhà ở xã hội được đề cập nhiều nhất. Theo ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, quyết tâm của Chính phủ, thông qua các quyết định, nghị quyết về thị trường bất động sản góp phần kéo giá nhà xuống, phù hợp với thu nhập của người dân hơn. Việc Chính phủ chỉ đạo phát triển mạnh phân khúc nhà xã hội, nhà thu nhập thấp… cũng nhằm tháo gỡ, giải quyết khó khăn về chỗ ở, dự kiến cho hàng triệu người trong 3 - 5 năm tới. Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn cũng cho rằng, nguồn cung của thị trường bất động sản đang ở mức cao, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân cũng đang rất lớn, nếu có chính sách hỗ trợ tín dụng tốt, giảm giãn thuế thì các chủ đầu tư dự án đảm bảo tiến độ và tiến tới giá bán hợp lý sẽ tạo được thanh khoản của dự án. Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh miền Bắc nhận xét, cùng với chủ trương hạ lãi suất, giãn giảm thuế cho các doanh nghiệp, việc cho phép chia nhỏ căn hộ sẽ giảm bớt khó khăn cho chủ đầu tư, kích thích thị trường thanh khoản trở lại. Quan trọng là khâu thực thi Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, đã xuất hiện những ý kiến thể hiện sự quan ngại về các giải pháp được đưa ra chưa là liều thuốc mạnh để giải cứu được thị trường. Gói tín dụng Chính phủ cũng sẽ dành gần 40.000 tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ các ngân hàng thương mại của Nhà nước phục vụ cho vay đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp là chính sách đúng đắn. Tuy nhiên, một vấn đề nhiều doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp quan ngại là “không dễ tiếp cận nguồn vốn này do những quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước”. Trước đây, vào thời điểm tháng 5/2012, gói hỗ trợ trị giá 2.000 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dành cho nhà ở xã hội và nhà ở công nhân được phê duyệt, nhưng cũng chỉ có khoảng hơn 300 tỷ đồng đến được với doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các doanh nghiệp đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể về điều kiện và tiêu chuẩn vay rõ ràng của gói tín dụng này, công khai để doanh nghiệp biết. Như thế mới tạo sự minh bạch, tránh xảy ra tiêu cực trong quá trình ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay của doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Hữu Cường Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, thì cho dù có gói tín dụng được đưa ra là 100.000 tỷ hay 150.000 tỷ đồng đi nữa, thì khoản vốn này bản chất là dùng để mua lại các tài sản bảo đảm, nên cũng chảy vào “túi” các ngân hàng. Do đó, gói tín dụng đó phải được định hướng làm sao đến tay của chủ kinh doanh sản xuất, chủ dự án dở dang để hồi sinh thị trường bất động sản. Theo ông Lê Chí Phúc, Giám đốc Quỹ đầu tư SGI, nhìn chung, các gói chính sách hỗ trợ hướng vào ngành bất động sản. Tuy nhiên, tâm điểm của nguồn vốn và các chính sách thu hẹp vào nhóm nhà xã hội và nhà thu nhập thấp, nhưng hàng tồn kho là nhà thu nhập thấp lại không nhiều. Như vậy, số tiền hỗ trợ này lại dành nhiều cho một nguồn cung mới. Hiệu ứng lan tỏa của chính sách tới các phân khúc sản phẩm khác và tới các doanh nghiệp bất động sản khác là một dấu hỏi cần sớm được giải đáp. Nếu hiệu ứng tích cực không mạnh, thì ngành ngân hàng cũng không sớm giải quyết được nợ xấu liên quan tới bất động sản như kỳ vọng. Đối với vấn đề hạ lãi suất, ông Phạm Vũ Hải Anh, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải cho rằng, cho dù có giảm lãi suất xuống sâu hơn nữa cũng chưa giải quyết được vấn đề của thị trường. Trên thực tế, hiện nhiều chủ đầu tư đang bắt tay với ngân hàng cho vay không lãi mua nhà, hoặc lãi suất thấp chỉ 5-6% cho đến khi trả hết tiền, nhưng nhiều dự án vẫn không cải thiện thanh khoản, do vấn đề quan trọng nhất là tâm lý hoang mang, chờ đợi giá xuống tiếp của người dân chưa được giải quyết. Những băn khoăn, quan ngại của doanh nghiệp và các chuyên gia chỉ ở vấn đề thực hiện như thế nào và các rào cản trong quá trình thực hiện các giải pháp. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải có những động thái tích cực, chứ không thể trông chờ hoàn toàn vào Chính phủ. Ông Trịnh Đình Dũng cũng đã không ít lần nhấn mạnh, bản thân các doanh nghiệp phải tự thay đổi để cứu mình trước bằng cách giảm giá bán căn hộ, cơ cấu lại sản phẩm, nhân lực, tài chính… |
(Theo Đầu tư)
|
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)