Nếu được thông qua, Dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt sẽ buộc người dân trả tiền qua ngân hàng nếu muốn mua bất động sản, chứng khoán hay ôtô, xe máy...
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt vừa được đưa ra để lấy ý kiến doanh nghiệp. Điểm mới trong dự thảo này là quy định không được thanh toán bằng tiền mặt khi mua chứng khoán, nhà ở, đất đai, các phương tiện đi lại như ôtô, xe máy, xe điện, áp dụng với mọi cá nhân.
Các tổ chức cũng không được dùng tiền mặt với các giao dịch bất động sản, chứng khoán, tàu bay, tàu thủy, ôtô (bất kể giá trị giao dịch). Ngoài các giao dịch này, khi thanh toán cho tổ chức, cá nhân với số tiền vượt hạn mức thì các tổ chức cũng không được dùng tiền mặt.
Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt được kỳ vọng giúp chống tham nhũng, rửa tiền. Ảnh: Anh Quân. |
Việc dùng tiền mặt chỉ áp dụng trong trường hợp chi trả tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, thưởng cho người lao động. Các hạn mức cụ thể cho từng giao dịch sẽ được ban hành sau khi bàn thảo và lấy ý kiến.
Ngoài ra, Dự thảo còn nêu, các ngân hàng sẽ được ấn định lại mức phí dịch vụ tiền mặt. Mức phí hiện hành theo Thông tư 01/2007 là 0% - 0,05% trên số tiền mặt được giao dịch.
Các cơ quan chức năng có thể sẽ ban hành quy định các giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng; quy định bổ sung giấy tờ chứng minh thanh toán qua ngân hàng vào hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ; lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí...
Như vậy dự thảo lần này không chỉ khống chế việc thanh toán bằng tiền mặt đối với những người sử dụng Ngân sách Nhà nước như trước đây, mà mở rộng với tất cả người dân. Theo một chuyên gia am hiểu về thanh toán không dùng tiền mặt, mục đích của dự thảo được thấy rất rõ là để chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và rửa tiền.
Cũng trong dự thảo trên, các bộ, ngành liên quan gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Công an… có trách nhiệm vào cuộc để triệt để đẩy mạnh thanh toán qua chuyển khoản, qua thẻ mà không dùng tiền mặt.
Bình luận về Dự thảo này, một đại diện của Ngân hàng Nhà nước cho hay, việc ban hành Dự thảo là cần thiết và thậm chí theo ông, thời điểm ban hành như hiện nay là quá muộn. "Hầu như ở các nước trên thế giới đều đã có những quy định cấm thanh toán bằng tiền mặt từ lâu. Riêng ở Mỹ và một số nước châu Âu, họ còn khống chế cả mức rút tiền mặt. Ví dụ như có nước rút tiền trên 10.000 USD là có thể bị đưa vào giao địch đáng ngờ và các thông tin sẽ được gửi đến trung tâm dữ liệu của cơ quan phòng chống rửa tiền để xem xét.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/9, toàn thị trường có gần 51 triệu thẻ ngân hàng, gồm cả thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Tuy nhiên, một đại diện của Hiệp hội thẻ Việt Nam cho biết, sau gần 20 năm ra đời, hàng chục triệu thẻ ATM của Việt Nam phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền thay vì thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt.
Thanh Thanh Lan
Theo Vnexpress.net
Các bản tin khác
- Sắp vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản: Đo sức cầu quý cuối năm
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Hồi sinh dự án DITP để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ sự kiện APEC
- Lợi thế tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng của VinaCapital
- Nghỉ lễ 2-9, Đà Nẵng có gì?
- Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2-9
- Đà Nẵng: Hấp dẫn sở hữu đất nền kèm sổ đỏ ở phía tây thành phố
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Đau đầu chuyện định giá đất
- Khu vực tây bắc thành phố: Bất động sản sôi động
- Thách thức cho bất động sản du lịch
- Tưng bừng Giải thể thao chào mừng 72 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam
- Những điểm check in đẹp như mơ dịp 2/9
- Sắp khai trương khu spa massage đẳng cấp lớn nhất tại Đà Nẵng và miền Trung
- Đà Nẵng: Khai trương khách sạn 4 sao theo mô hình condotel ngay trong lòng Thành phố
- Thị trường bất động sản: Hết ngại tháng Ngâu
- Khách hàng “ruột” của Sun Group trải nghiệm kỳ nghỉ đặc quyền
- Hơn 750 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bất động sản ngầm, ‘cuộc chiến’ mới của siêu đô thị