Khi phát hiện mình không có tên trong văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cá nhân có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng hơn là kiện ra tòa.
Ông Phan Văn Cheo, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM, cũng cho rằng việc bỏ sót tên người thừa kế vẫn hay xảy ra do lỗi của những người yêu cầu công chứng. “Nếu có tranh chấp tài sản thì không còn cách nào khác là các bên phải khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu không có tranh chấp thì người bị bỏ sót có thể làm thủ tục khai nhận bổ sung hoặc thỏa thuận phân chia lại để trên cơ sở đó làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản” - ông Cheo nói.
Qua công chứng: Nhanh và ít chi phí hơn
Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Văn phòng Công chứng quận 10, hướng dẫn: “Cá nhân có quyền chọn lựa các cơ quan công chứng để thực hiện các thủ tục trên nhưng cần lưu ý nếu khai nhận bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước thì phải đến chính cơ quan công chứng đã công chứng văn bản trước. Trường hợp làm văn bản mới thì cơ quan công chứng nào cũng chứng nhận được. Thủ tục niêm yết hai loại văn bản trên là 30 ngày nhưng từ ngày 25-2 tới đây, khi Nghị định 04/2013 (hướng dẫn Luật Công chứng) có hiệu lực thì thời hạn niêm yết chỉ là 15 ngày.
Về phí công chứng, do các văn bản trước đã được thu phí công chứng tính theo giá trị tài sản nên khi những người thừa kế bổ sung tên hoặc hủy bỏ, làm văn bản mới cũng về tài sản đó, cơ quan công chứng chỉ thu phí công chứng không theo giá trị tài sản. Mức phí cho việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 20.000 đồng, cho việc bổ sung, thỏa thuận lại là 40.000 đồng. Nếu so sánh với cách khởi kiện (lệ phí việc dân sự là 200.000 đồng, thời gian giải quyết có thể là mấy tháng) thì rõ ràng cách đi công chứng ít tốn kém hơn.
Phải là việc dân sự
Theo Nghị quyết 01/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không phải vụ án dân sự) và người yêu cầu tòa án giải quyết việc này phải nộp lệ phí tòa án là 200.000 đồng. Do vậy, trong vụ việc của Phòng Công chứng số 6, TP.HCM, tôi cũng cho rằng yêu cầu của một người thừa kế bị bỏ sót về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung không đúng là việc dân sự và nếu thụ lý là vụ án dân sự thì tòa đã làm chưa đúng.
Để các yêu cầu tương tự được giải quyết đúng quy định, tòa án cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm theo hướng xác định đó là việc dân sự và các cơ quan công chứng phải đi hầu tòa với tư cách người có liên quan chứ không phải là bị đơn.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO |
NGUYÊN THY
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Gặp mặt và tuyên dương doanh nhân
- InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đạt 4 giải Oscar của ngành công nghiệp du lịch 2014
- Xóa bỏ giao dịch tiền mặt
- Doanh nhân Đà Nẵng, họ là ai?
- Lãnh đạo thành phố thăm và chúc mừng doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
- Nhà, đất mua giấy tay: Lỗi không chỉ của dân!
- Một người được mua nhiều nhà sở hữu nhà nước
- Ý tưởng lạ cho những cây cầu
- Đấu thầu thành công 1.100 tỷ đồng trái phiếu của Đà Nẵng
- Chủ tịch Quốc hội lo cho ngân sách
- Đẩy mạnh cho vay bất động sản, ngân hàng có tạo ‘bom’?
- Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
- Chuyển động tích cực từ phân khúc căn hộ cao cấp
- Hàng trăm thắc mắc về thủ tục nhà đất
- Bao giờ hết cảnh "Trơ gan cùng tuế nguyệt"?
- Thị trường ô-tô khởi sắc
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường tháp tùng Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm và làm việc tại Nhật Bản
- Các nhà đầu cơ BĐS đang quay lại thị trường
- Khai mạc Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp thứ 10 và thứ 11 của HĐND thành phố khóa VIII: “Nóng” việc quản lý và bố trí đất tái định cư
- “Thanh niên 3 hơn” ở Đà Nẵng