Khi phát hiện mình không có tên trong văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cá nhân có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng hơn là kiện ra tòa.
Ông Phan Văn Cheo, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM, cũng cho rằng việc bỏ sót tên người thừa kế vẫn hay xảy ra do lỗi của những người yêu cầu công chứng. “Nếu có tranh chấp tài sản thì không còn cách nào khác là các bên phải khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu không có tranh chấp thì người bị bỏ sót có thể làm thủ tục khai nhận bổ sung hoặc thỏa thuận phân chia lại để trên cơ sở đó làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản” - ông Cheo nói.
Qua công chứng: Nhanh và ít chi phí hơn
Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Văn phòng Công chứng quận 10, hướng dẫn: “Cá nhân có quyền chọn lựa các cơ quan công chứng để thực hiện các thủ tục trên nhưng cần lưu ý nếu khai nhận bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước thì phải đến chính cơ quan công chứng đã công chứng văn bản trước. Trường hợp làm văn bản mới thì cơ quan công chứng nào cũng chứng nhận được. Thủ tục niêm yết hai loại văn bản trên là 30 ngày nhưng từ ngày 25-2 tới đây, khi Nghị định 04/2013 (hướng dẫn Luật Công chứng) có hiệu lực thì thời hạn niêm yết chỉ là 15 ngày.
Về phí công chứng, do các văn bản trước đã được thu phí công chứng tính theo giá trị tài sản nên khi những người thừa kế bổ sung tên hoặc hủy bỏ, làm văn bản mới cũng về tài sản đó, cơ quan công chứng chỉ thu phí công chứng không theo giá trị tài sản. Mức phí cho việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 20.000 đồng, cho việc bổ sung, thỏa thuận lại là 40.000 đồng. Nếu so sánh với cách khởi kiện (lệ phí việc dân sự là 200.000 đồng, thời gian giải quyết có thể là mấy tháng) thì rõ ràng cách đi công chứng ít tốn kém hơn.
Phải là việc dân sự
Theo Nghị quyết 01/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không phải vụ án dân sự) và người yêu cầu tòa án giải quyết việc này phải nộp lệ phí tòa án là 200.000 đồng. Do vậy, trong vụ việc của Phòng Công chứng số 6, TP.HCM, tôi cũng cho rằng yêu cầu của một người thừa kế bị bỏ sót về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung không đúng là việc dân sự và nếu thụ lý là vụ án dân sự thì tòa đã làm chưa đúng.
Để các yêu cầu tương tự được giải quyết đúng quy định, tòa án cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm theo hướng xác định đó là việc dân sự và các cơ quan công chứng phải đi hầu tòa với tư cách người có liên quan chứ không phải là bị đơn.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO |
NGUYÊN THY
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội: Sau thời gian thuê 5 năm, sẽ xem xét để gia hạn
- “Ông hoàng Resort” Bill Bensley bật mí về những công trình huyền thoại
- Tránh rủi ro khi mua nhà đã hình thành
- Đất Đà Nẵng tăng 7-8 lần từ 2012
- Sun River City - "tâm bão" của miền đất hứa
- Đà Nẵng đẹp lạ trong sương mù
- Quy định pháp luật tác động đến thị trường bất động sản 2018
- Người nước ngoài có được mua nhà phố riêng lẻ ở Việt Nam?
- Cuộc đua BĐS ‘vừa túi’ ở Đà Nẵng
- Bất động sản 2018 sẽ tăng giá đồng loạt các phân khúc?
- Nam Đà Nẵng - Bắc Hội An đón thêm 2 dự án mới
- Phó thủ tướng chỉ đạo về việc "sổ đỏ ghi tên cả nhà"
- Nghị quyết về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng có cơ hội để sánh ngang Bali hay Phuket?
- Bất động sản Nam Đà Nẵng: "Cơn sốt" chưa có hồi kết
- Vấn đề bạn đọc quan tâm: Giải tỏa chợ tạm An Trung 2
- Quy định giá đất ở tái định cư tại một số khu dân cư
- Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
- Tây Bắc Đà Nẵng: Sôi động những dự án động lực
- Đà Nẵng tưng bừng chào đón năm mới 2018