Trong thế giới động vật, loài rắn rất đa dạng về chủng loại với gần 500 loài, trong đó có khoảng 450 loài rắn có độc (với 250 loài có nọc độc), khi cắn có thể làm chết người. Do đó, từ xưa đến nay, người ta luôn xem rắn là con vật đáng sợ. Cũng vì chưa hiểu hết đặc điểm, tính năng của loài bò sát không chân này mà con người đã tôn vinh, thần thánh hóa chúng, thờ cúng loài vật này.
Cho đến nay, chúng ta vẫn sử dụng nhiều thành ngữ liên quan đến con rắn như "khẩu Phật tâm xà", ý rằng lời nói có vẻ hiền lương mà tâm địa thì độc ác; người độc ác thì thường bị mắng là "gian manh xảo quyệt như loài rắn độc"...
Hình ảnh con rắn trong truyện dân gian xuất hiện không nhiều nhưng cũng khá đặc sắc và mang ý nghĩa xã hội. Trong truyện "Sự tích rạch Cái Rắn" (Cai Lậy - Tiền Giang), kể chuyện trước đình Phú Nhuận có một hang rắn lớn, tập hợp những loài rắn dữ: "Bọn rắn trong hang đã gây nhiều tai hại cho dân làng Phú Nhuận không kể xiết. Nào chuyện rắn cắn chết người. Nào chuyện rắn đòi hối lộ: mỗi khi làng Phú Nhuận cúng lễ Kỳ yên hàng năm phải hiến cho bọn rắn mấy con heo trắng mới yên chuyện…".
Tuy vậy, trong truyện dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có không ít "nhân vật rắn" trở thành bạn với con người. Ví như, có một cách lý giải khá thú vị về nguồn gốc địa danh Xà Phiên (Long Mỹ - Hậu Giang). Số là vài trăm năm trước, Xà Phiên còn âm u, nhiều loài thú dữ vào phá hoại nhà dân, giết hại nhiều người nên dân chúng bỏ đi gần hết. Bỗng xuất hiện một đôi mãng xà lớn, chúng không hại dân làng mà còn đuổi hết thú dữ rồi thay phiên nhau giữ bình yên cho làng. Nhờ vậy, người dân mới về dựng làng lập ấp ngày càng đông đúc, đời sống vui vẻ, ấm no...
Tuy được coi là con vật đáng sợ nhưng trong Đông y, các bộ phận của rắn như mật, huyết, thịt, da lại được dùng làm thuốc bổ rất tốt, có tác dụng trị thấp khớp. Còn trong Tây y, với liều lượng thích hợp, nọc độc rắn có tác dụng gây tê, giảm đau nhức, tăng tính thấm của các dược chất qua da nên thường có mặt trong thành phần của thuốc xoa bóp, giảm đau, trị viêm. Thậm chí, nọc rắn còn được tiêm ngay vào khối u ác tính để dung giải tế bào ung thư và giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đồng thời dùng để bào chế huyết thanh và các loại dược phẩm. Do vậy mà con người đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy làm biểu tượng cho thần sức khỏe.
Ngày nay, rắn còn được coi là loại thực phẩm hảo hạng, bổ dưỡng nên nhiều người đổ xô đi săn bắt rắn, đến nỗi nguồn rắn tự nhiên ngày càng ít dần. Hầu như tất cả các bộ phận của rắn đều được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như da rắn chiên giòn, nem rắn, chả rắn, rắn xào, rắn hấp, súp rắn, cháo rắn, xôi rắn, rượu rắn pha tiết mật, rượu rắn pha tiết...
Rắn còn được đưa vào ngâm rượu nhằm trị các chứng tê liệt, đau nhức, phong thấp, bồi bổ sức khỏe... Ngâm một hay nhiều loài rắn với nhau để có được loại rượu ưng ý như rượu Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn ri voi)...
Tuy nhiên, với những người bị tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày, ruột thì nên tránh uống rượu rắn. Cũng không nên ngâm quá nhiều rắn mà ít rượu, hoặc uống sớm, uống cả bình rượu khi thời gian chưa đủ ngấm sẽ gây tác dụng ngược.
Hình ảnh con rắn trong truyện dân gian xuất hiện không nhiều nhưng cũng khá đặc sắc và mang ý nghĩa xã hội. Trong truyện "Sự tích rạch Cái Rắn" (Cai Lậy - Tiền Giang), kể chuyện trước đình Phú Nhuận có một hang rắn lớn, tập hợp những loài rắn dữ: "Bọn rắn trong hang đã gây nhiều tai hại cho dân làng Phú Nhuận không kể xiết. Nào chuyện rắn cắn chết người. Nào chuyện rắn đòi hối lộ: mỗi khi làng Phú Nhuận cúng lễ Kỳ yên hàng năm phải hiến cho bọn rắn mấy con heo trắng mới yên chuyện…".
Tuy vậy, trong truyện dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có không ít "nhân vật rắn" trở thành bạn với con người. Ví như, có một cách lý giải khá thú vị về nguồn gốc địa danh Xà Phiên (Long Mỹ - Hậu Giang). Số là vài trăm năm trước, Xà Phiên còn âm u, nhiều loài thú dữ vào phá hoại nhà dân, giết hại nhiều người nên dân chúng bỏ đi gần hết. Bỗng xuất hiện một đôi mãng xà lớn, chúng không hại dân làng mà còn đuổi hết thú dữ rồi thay phiên nhau giữ bình yên cho làng. Nhờ vậy, người dân mới về dựng làng lập ấp ngày càng đông đúc, đời sống vui vẻ, ấm no...
Tuy được coi là con vật đáng sợ nhưng trong Đông y, các bộ phận của rắn như mật, huyết, thịt, da lại được dùng làm thuốc bổ rất tốt, có tác dụng trị thấp khớp. Còn trong Tây y, với liều lượng thích hợp, nọc độc rắn có tác dụng gây tê, giảm đau nhức, tăng tính thấm của các dược chất qua da nên thường có mặt trong thành phần của thuốc xoa bóp, giảm đau, trị viêm. Thậm chí, nọc rắn còn được tiêm ngay vào khối u ác tính để dung giải tế bào ung thư và giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đồng thời dùng để bào chế huyết thanh và các loại dược phẩm. Do vậy mà con người đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy làm biểu tượng cho thần sức khỏe.
Ngày nay, rắn còn được coi là loại thực phẩm hảo hạng, bổ dưỡng nên nhiều người đổ xô đi săn bắt rắn, đến nỗi nguồn rắn tự nhiên ngày càng ít dần. Hầu như tất cả các bộ phận của rắn đều được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như da rắn chiên giòn, nem rắn, chả rắn, rắn xào, rắn hấp, súp rắn, cháo rắn, xôi rắn, rượu rắn pha tiết mật, rượu rắn pha tiết...
Rắn còn được đưa vào ngâm rượu nhằm trị các chứng tê liệt, đau nhức, phong thấp, bồi bổ sức khỏe... Ngâm một hay nhiều loài rắn với nhau để có được loại rượu ưng ý như rượu Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn ri voi)...
Tuy nhiên, với những người bị tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày, ruột thì nên tránh uống rượu rắn. Cũng không nên ngâm quá nhiều rắn mà ít rượu, hoặc uống sớm, uống cả bình rượu khi thời gian chưa đủ ngấm sẽ gây tác dụng ngược.
Hải Vân
Các bản tin khác
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây 2 từ nguồn vốn ODA
- Đột phá từ khai thác quỹ đất
- Lãi suất cho vay vẫn khó giảm, vì sao?
- Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất một số trường hợp
- Phong thủy: Bài trí phòng ngủ thế này, vợ chồng trăm năm hạnh phúc
- Sở hữu đất biển trục Tây Bắc Đà Nẵng từ 230 triệu đồng
- 10 ôtô bán chạy nhất tháng 11/2016
- “Cú đấm” nhà giá thấp
- Trồng cây theo phong thủy để hút tài lộc
- Khu vườn ấn tượng với con đường đá nghệ thuật
- Bố trí hồ nước, sông đào tại dự án bất động sản ra sao cho hợp phong thuỷ?
- Thị trường căn hộ cao cấp: "Cuộc đua" chưa có điểm dừng
- Alphanam cam kết lãi tới 700 triệu/năm tại dự án Luxury Apartment
- Xây dựng chính sách phát triển quy hoạch đô thị bền vững, thân thiện môi trường
- Đà Nẵng sẽ có quảng trường trung tâm sát bờ sông Hàn
- Thi tuyển quy hoạch, kiến trúc Quảng trường trung tâm Đà Nẵng
- Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Đà Nẵng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chia sẻ kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển
- Doanh nghiệp bất động sản đang làm gì cho cuộc chơi lớn?
- Đến Bà Nà Hills, đón giáng sinh diệu kỳ
- Nợ tiền sử dụng đất, có được bán đất?