Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã có 5 Văn phòng Công chứng (VPCC) do tư nhân lập hoạt động cùng với 3 Phòng Công chứng (PCC) thuộc Sở Tư pháp thành phố. Điều này cho thấy thành phố đã triển khai xã hội hóa dịch vụ công chứng một cách tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các VPCC vẫn gặp những thái độ phân biệt đối xử giữa công và tư.
Thế chấp vay ngân hàng: Không được ra VPCC
Hầu hết các VPCC đều phản ánh nhiều ngân hàng thương mại khi làm hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn đều yêu cầu thẳng hoặc hướng khách hàng của mình đến công chứng hợp đồng tại các PCC với lý do là đáng tin cậy hơn. Một nhân viên của VPCC Bảo Nguyệt cho biết: Trước đây ngân hàng (NH) nọ có quy định ngầm rằng những hợp đồng cho vay dưới 500 triệu đồng mới để khách hàng ra công chứng tại VPCC. Nếu trên 500 triệu đồng thì bắt buộc phải công chứng ở các PCC của Sở Tư pháp.
Phải khẳng định rằng việc cho phép mở các VPCC là thực hiện một nội dung trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thể hiện tại Nghị quyết số 49-NQ/TW (ngày 2-6-2005) của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết 17-NQ/TW (ngày 1-8-2007) về đẩy mạnh cải cách hành chính và Luật Công chứng (có hiệu lực từ ngày 1-1-2007).
Chính các VPCC phải chịu áp lực cao hơn nhiều vì phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng là phục vụ nhiệt tình, làm nhanh chóng, vừa phải đúng pháp luật. Phục vụ tốt mới có khách hàng để nuôi sống bộ máy của VPCC nhưng để xảy ra sai sót, công chứng sai pháp luật thì phải đối diện với nguy cơ phá sản. Mặc dù các NH có biểu hiện “phân biệt đối xử” với các VPCC nhưng có trường hợp chính VPCC phát hiện cán bộ tín dụng của NH có ý đồ thông đồng với khách hàng vay vốn để “bán đứng” chính NH nơi mình đang công tác nhằm trục lợi cá nhân. Chính các VPCC phải luôn ý thức làm đúng pháp luật để giữ gìn “nồi cơm” của mình.
Theo quy định của pháp luật trong trường hợp xảy ra rủi ro thì các tổ chức hành nghề công chứng dù của tư nhân hay của Nhà nước cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Như vậy thật vô lý khi các NH có thái độ phân biệt đối xử công-tư trong hoạt động công chứng.
Bài và ảnh: Đoàn Sơn
Chú thích ảnh: Các VPCC luôn phải chịu áp lực phục vụ tốt mới có khách hàng vừa phải giữ "nồi cơm" nhưng vẫn bị NH phân biệt đối xử.
Trong ảnh: Nhân viên VPCC Bảo Nguyệt tư vấn cho khách hàng.
Nguồn: http://www.baodanang.vn/
Các bản tin khác
- Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản: Đã đến lúc phải ’trùng tu’
- Giá khởi điểm đấu giá 5 khu đất mặt tiền
- Hiệu ứng từ gói tín dụng kích cầu bất động sản
- NGÀY 1-6, “GÓI” TÍN DỤNG 30.000 TỶ ĐỒNG ĐƯỢC TRIỂN KHAI: AI SẼ ĐƯỢC VAY?
- Đề xuất người nước ngoài được mua biệt thự
- ĐỀ XUẤT BỎ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
- Giá đất tái định cư hộ chính một số dự án trên địa bàn thành phố
- Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 07 hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.
- Lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch phải thực hiện theo Thông tư 62/2013/TTLT-BTC từ ngày 1/7/2013
- BẤT ĐỘNG SẢN GIÁ RẺ “ẤM” LÊN, VÌ SAO?
- DOANH NGHIỆP CHUNG TAY GỠ KHÓ VỀ ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ
- CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG GIẢ MẤT SỔ ĐỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
- Ngày 20-5: Khởi công xây dựng Công viên Văn hóa và vui chơi giải trí Đông Nam Đài tưởng niệm
- Đối tượng và điều kiện để được vay vốn trong gói 30.000 tỷ
- KHÔNG THAY ĐỔI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐỀN BÙ, GIẢI TỎA
- Đấu giá 2 lô đất mặt tiền đường Võ Văn Kiệt
- DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI Thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Thứ trưởng Xây dựng: '30.000 tỷ đồng sẽ tạo cú hích cho địa ốc'
- THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐÀ NẴNG: KHỞI SẮC Ở PHÂN KHÚC GIÁ RẺ
- Phương án bố trí TĐC dự án Tuyến đường Lê Trọng Tấn