Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã có 5 Văn phòng Công chứng (VPCC) do tư nhân lập hoạt động cùng với 3 Phòng Công chứng (PCC) thuộc Sở Tư pháp thành phố. Điều này cho thấy thành phố đã triển khai xã hội hóa dịch vụ công chứng một cách tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các VPCC vẫn gặp những thái độ phân biệt đối xử giữa công và tư.
Thế chấp vay ngân hàng: Không được ra VPCC
Hầu hết các VPCC đều phản ánh nhiều ngân hàng thương mại khi làm hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn đều yêu cầu thẳng hoặc hướng khách hàng của mình đến công chứng hợp đồng tại các PCC với lý do là đáng tin cậy hơn. Một nhân viên của VPCC Bảo Nguyệt cho biết: Trước đây ngân hàng (NH) nọ có quy định ngầm rằng những hợp đồng cho vay dưới 500 triệu đồng mới để khách hàng ra công chứng tại VPCC. Nếu trên 500 triệu đồng thì bắt buộc phải công chứng ở các PCC của Sở Tư pháp.
Phải khẳng định rằng việc cho phép mở các VPCC là thực hiện một nội dung trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thể hiện tại Nghị quyết số 49-NQ/TW (ngày 2-6-2005) của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết 17-NQ/TW (ngày 1-8-2007) về đẩy mạnh cải cách hành chính và Luật Công chứng (có hiệu lực từ ngày 1-1-2007).
Chính các VPCC phải chịu áp lực cao hơn nhiều vì phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng là phục vụ nhiệt tình, làm nhanh chóng, vừa phải đúng pháp luật. Phục vụ tốt mới có khách hàng để nuôi sống bộ máy của VPCC nhưng để xảy ra sai sót, công chứng sai pháp luật thì phải đối diện với nguy cơ phá sản. Mặc dù các NH có biểu hiện “phân biệt đối xử” với các VPCC nhưng có trường hợp chính VPCC phát hiện cán bộ tín dụng của NH có ý đồ thông đồng với khách hàng vay vốn để “bán đứng” chính NH nơi mình đang công tác nhằm trục lợi cá nhân. Chính các VPCC phải luôn ý thức làm đúng pháp luật để giữ gìn “nồi cơm” của mình.
Theo quy định của pháp luật trong trường hợp xảy ra rủi ro thì các tổ chức hành nghề công chứng dù của tư nhân hay của Nhà nước cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Như vậy thật vô lý khi các NH có thái độ phân biệt đối xử công-tư trong hoạt động công chứng.
Bài và ảnh: Đoàn Sơn
Chú thích ảnh: Các VPCC luôn phải chịu áp lực phục vụ tốt mới có khách hàng vừa phải giữ "nồi cơm" nhưng vẫn bị NH phân biệt đối xử.
Trong ảnh: Nhân viên VPCC Bảo Nguyệt tư vấn cho khách hàng.
Nguồn: http://www.baodanang.vn/
Các bản tin khác
- TÌM HIỂU VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- VPCC BẢO NGUYỆT MUA BẢO HIỂM LẦN THỨ BA 10 TỶ ĐỒNG
- THÔNG QUA MỘT SỐ ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH ĐÀ NẴNG
- Vay tiền mua căn hộ “ăn liền”: Cần là có
- Bất động sản giá thấp: Khách hàng chuẩn bị móc hầu bao
- Khoản vay mua nhà dưới 1 tỷ đồng tăng vọt
- Nên bỏ di chúc chung của vợ chồng?
- DỰ ÁN HỢP TÁC QUY HOẠCH NHANH: TẠO ĐÀ CHO ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
- Mua căn hộ 42m2 có được cấp sổ đỏ?
- Bộ trưởng hứa hoàn thành cơ bản cấp “sổ đỏ” vào năm tới
- Thị trường bất động sản đang chuyển biến tích cực
- Nhiều dự án tái định cư cán mốc trước ngày 30-6
- Chọn 4 vị trí quy hoạch tạo quỹ đất tái định cư
- 'Đáy' nào cho bất động sản?
- Cần nâng cao địa vị pháp lý của công chứng viên
- Các dự án trọng điểm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn phải giải phóng mặt bằng trước ngày 30-6
- Sẽ bỏ bảng giá đất theo năm
- Sẽ giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm
- Dân công sở lập diễn đàn rủ nhau buôn đất
- Tình và lý trong vụ tranh chấp khối tài sản nghìn tỷ