(PL&XH) - Từ ngày 25-2-2013, công chứng viên phải hành nghề chuyên trách, không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác
Là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng vừa được Chính phủ ban hành.
Trường hợp luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng cần đáp ứng điều kiện “khi làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng hoặc ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứng phải có xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn luật sư và giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề luật sư”.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công chứng viên, Nghị định đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm của công chứng viên với thời gian bồi dưỡng tối thiểu là ba ngày. Nội dung bồi dưỡng bao gồm việc cập nhật mới các quy định của pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan và kỹ năng công chứng các loại hợp đồng, giao dịch.
Trường hợp công chứng viên đang hành nghề công chứng mà không tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật hoặc theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, đến nay, trên cả nước đã có 1.154 công chứng viên đang hoạt động tại 631 tổ chức hành nghề công chứng. Theo công chứng viên Đào Nguyên Khải, Phó Chủ tịch Hội Công chứng TP Hà Nội: “Công chứng là một nghề đặc biệt, phạm vi hoạt động chuyên môn rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi công chứng viên phải có một trình độ pháp luật sâu cũng như kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đa dạng. Việc đầu tư chất xám cho công chứng viên vì vậy là một yêu cầu quan trọng”. “Thực tế thời gian vừa qua, do chạy theo số lượng trong việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng nên một số tổ chức hành nghề công chứng đã tuyển dụng cán bộ pháp luật và đề nghị bổ nhiệm làm công chứng viên để đủ điều kiện thành lập trong khi thực chất công chứng viên đó chưa đáp ứng được yêu cầu của hành nghề công chứng”. Sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn của một số công chứng viên đã dẫn đến những sai phạm trong trình tự, thủ tục công chứng, thực hiện công chứng không phù hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch…
Do đó, việc Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cùng với các quy định khác sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên.
Liên quan đến việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng, Nghị định khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng. Tuy nhiên, việc thành lập phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các Văn phòng công chứng ở những địa bàn khó khăn. Các Phòng công chứng chỉ được thành lập trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng.
Đáng chú ý, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trong hoạt động công chứng, đảm bảo an toàn cho các giao dịch, Điều 16 của Nghị định nêu rõ, các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu tin học hóa tập trung thống nhất tại Sở Tư pháp.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin, dữ liệu này giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi địa phương mình và cung cấp thông tin trong trường hợp có yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về đất đai theo yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng phục vụ cho việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
Nguyên An
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công chứng viên, Nghị định đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm của công chứng viên với thời gian bồi dưỡng tối thiểu là ba ngày. Nội dung bồi dưỡng bao gồm việc cập nhật mới các quy định của pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan và kỹ năng công chứng các loại hợp đồng, giao dịch.
Từ 25-2-2013, công chứng viên có nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm. Ảnh: TL
Trường hợp công chứng viên đang hành nghề công chứng mà không tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật hoặc theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, đến nay, trên cả nước đã có 1.154 công chứng viên đang hoạt động tại 631 tổ chức hành nghề công chứng. Theo công chứng viên Đào Nguyên Khải, Phó Chủ tịch Hội Công chứng TP Hà Nội: “Công chứng là một nghề đặc biệt, phạm vi hoạt động chuyên môn rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi công chứng viên phải có một trình độ pháp luật sâu cũng như kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đa dạng. Việc đầu tư chất xám cho công chứng viên vì vậy là một yêu cầu quan trọng”. “Thực tế thời gian vừa qua, do chạy theo số lượng trong việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng nên một số tổ chức hành nghề công chứng đã tuyển dụng cán bộ pháp luật và đề nghị bổ nhiệm làm công chứng viên để đủ điều kiện thành lập trong khi thực chất công chứng viên đó chưa đáp ứng được yêu cầu của hành nghề công chứng”. Sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn của một số công chứng viên đã dẫn đến những sai phạm trong trình tự, thủ tục công chứng, thực hiện công chứng không phù hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch…
Do đó, việc Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cùng với các quy định khác sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên.
Liên quan đến việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng, Nghị định khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng. Tuy nhiên, việc thành lập phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các Văn phòng công chứng ở những địa bàn khó khăn. Các Phòng công chứng chỉ được thành lập trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng.
Đáng chú ý, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trong hoạt động công chứng, đảm bảo an toàn cho các giao dịch, Điều 16 của Nghị định nêu rõ, các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu tin học hóa tập trung thống nhất tại Sở Tư pháp.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin, dữ liệu này giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi địa phương mình và cung cấp thông tin trong trường hợp có yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về đất đai theo yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng phục vụ cho việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
Nguyên An
Theo Pháp luật và Xã hội
Các bản tin khác
- Dự báo thị trường bất động sản 2015 của thứ trưởng Bộ Xây dựng
- Địa ốc 2015 xuất hiện các dấu hiệu của cơn sốt đất năm 2007
- Đề xuất cơ chế tài chính, ngân sách đối với TP. Đà Nẵng
- Mở bán dự án Khoảng trống pháp luật
- Trang trí nhà đón Tết và những lưu ý
- Đường hoa xuân Ất Mùi đón khách
- Lộng lẫy lễ hội hoa Xuân ở Đà Nẵng
- Thu nhập bạc tỷ, môi giới địa ốc ăn Tết lớn
- Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về pháp lý trong kinh doanh
- Phong phú hoa, cây cảnh
- Bất động sản 'nóng' cận tết
- Báo cáo thị trường bất động sản năm 2014
- Nỗ lực, sáng tạo thực hiện Năm văn hóa, văn minh đô thị
- Gói 50.000 tỉ đồng: Ai sẽ được vay?
- Mở bán căn hộ cao cấp F.Home
- Hấp dẫn du lịch Tết
- Lộ hình hài cầu vượt nghìn tỷ chưa từng có ở Việt Nam
- Chiều 9-2, đường hoa xuân Bạch Đằng Đà Nẵng 2015 chính thức khai hội, đón khách thưởng lãm
- Hướng dẫn đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất
- Bất động sản 2015: Nhân lực đẩy, xóa lực cản