Thế chấp nhà giúp bạn vay tiền ngân hàng. Do hợp đồng thế chấp không ghi thời hạn nên ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng cho vay mới mà không cần hỏi ý kiến của chủ nhà.
Trong văn bản trả lời ông, ngân hàng cho biết: Điều 2 hợp đồng thế chấp cũ có chữ ký của ông Hiền đã nêu rõ: “Nghĩa vụ được bảo đảm của tài sản thế chấp là toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ cho bên vay/bên được cấp tín dụng… và bao gồm cả nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký hợp đồng này”. Điều 12 của hợp đồng cũng lưu ý: “Hợp đồng này được sử dụng cho nhiều lần vay, cấp thẻ tín dụng, mở L/C hoặc các hình thức cấp tín dụng khác… và bên thế chấp chấp nhận nội dung tất cả điều khoản trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng sửa đổi bổ sung, phụ lục hợp đồng, các cam kết của bên vay… kể cả trong trường hợp bên thế chấp không ký tên trên các hợp đồng cam kết này”. Theo đó, ngân hàng đã tiếp tục căn cứ vào hợp đồng thế chấp cũ để cho khách hàng vay lần nữa mà không cần ông Hiền phải ký tên xác nhận.
“Tại sao tôi đã đến báo không muốn bảo lãnh nữa mà ngân hàng lại không chịu nghe? Tại sao trong hợp đồng vay có ghi “bên bảo đảm giữ một bản” và chừa chỗ để bên bảo đảm ký tên mà ngân hàng lại không gửi hợp đồng vay tiền lần hai cho tôi và cũng không để tôi ký tên?” - ông Hiền bất bình.
Trao đổi với PV, giám đốc phòng giao dịch trên giải thích: “Ngân hàng có ghi nhận việc ông Hiền đến báo lấy lại giấy tờ nhà và không tiếp tục bảo lãnh. Thế nhưng khi nào tiếp nhận tài sản khác thay thế thì ngân hàng mới có thể làm thủ tục trả giấy tờ nhà cho ông Hiền. Hợp đồng cho vay năm 2011 không cần chữ ký của người bảo lãnh vì đây là hợp đồng giữa bên cho vay với bên vay. Hiện ngân hàng đang khởi kiện công ty vay tiền để thu hồi nợ”.
Các ngân hàng khác làm sao? Đối với việc thế chấp tài sản của người thứ ba để bảo đảm khoản vay (còn gọi là hợp đồng bảo lãnh), PV được biết nhiều ngân hàng khác làm rất chặt chẽ. Sau khi hết hạn hợp đồng cho vay mà người vay muốn vay tiếp, các ngân hàng đều yêu cầu người bảo lãnh ký lại hợp đồng bảo lãnh, đồng thời ký tên vào hợp đồng vay mới. Người bảo lãnh cũng được giao giữ một bản hợp đồng vay mới. |
THÁI HIẾU
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Mua bán, đầu tư dự án đón sóng từ khối ngoại
- Phát triển du lịch tâm linh
- Đề xuất bán 1.000 lô đất ở đô thị
- Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2014 và phát động cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp
- BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM sẽ cấp sổ hồng các dự án đang bị thế chấp
- Quanh một căn nhà
- Công khai chọn đất tái định cư
- Giao dịch nhà đất: “Chết chìm” vì… biển kiến thức
- Nghịch cảnh bán hàng địa ốc
- Người dân cũng có thể kinh doanh nhà ở xã hội
- Cấp sổ đỏ cho chung cư trong vòng 30 ngày
- Đà Nẵng nỗ lực hoàn thiện môi trường đầu tư
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: “Ngày Pháp luật góp phần tích cực phát huy giá trị hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp”
- Đà Nẵng đặt tên đường theo tên đảo Hoàng Sa
- Mô hình "Chính quyền điện tử Đà Nẵng" được vinh danh quốc tế
- MÒN MỎI CHỜ SỔ HỒNG - KỲ CUỐI: Quyền lợi của khách hàng chưa được bảo vệ
- Bất động sản hay chứng khoán hứa hẹn sinh lời ‘khủng’?
- Việt Nam vào top 20 điểm đến đáng sống nhất thế giới
- Ồ ạt xây nhà giá rẻ ven Sài Gòn
- Bất động sản lại có biểu hiện sốt giá