Thế chấp nhà giúp bạn vay tiền ngân hàng. Do hợp đồng thế chấp không ghi thời hạn nên ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng cho vay mới mà không cần hỏi ý kiến của chủ nhà.
Trong văn bản trả lời ông, ngân hàng cho biết: Điều 2 hợp đồng thế chấp cũ có chữ ký của ông Hiền đã nêu rõ: “Nghĩa vụ được bảo đảm của tài sản thế chấp là toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ cho bên vay/bên được cấp tín dụng… và bao gồm cả nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký hợp đồng này”. Điều 12 của hợp đồng cũng lưu ý: “Hợp đồng này được sử dụng cho nhiều lần vay, cấp thẻ tín dụng, mở L/C hoặc các hình thức cấp tín dụng khác… và bên thế chấp chấp nhận nội dung tất cả điều khoản trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng sửa đổi bổ sung, phụ lục hợp đồng, các cam kết của bên vay… kể cả trong trường hợp bên thế chấp không ký tên trên các hợp đồng cam kết này”. Theo đó, ngân hàng đã tiếp tục căn cứ vào hợp đồng thế chấp cũ để cho khách hàng vay lần nữa mà không cần ông Hiền phải ký tên xác nhận.
“Tại sao tôi đã đến báo không muốn bảo lãnh nữa mà ngân hàng lại không chịu nghe? Tại sao trong hợp đồng vay có ghi “bên bảo đảm giữ một bản” và chừa chỗ để bên bảo đảm ký tên mà ngân hàng lại không gửi hợp đồng vay tiền lần hai cho tôi và cũng không để tôi ký tên?” - ông Hiền bất bình.
Trao đổi với PV, giám đốc phòng giao dịch trên giải thích: “Ngân hàng có ghi nhận việc ông Hiền đến báo lấy lại giấy tờ nhà và không tiếp tục bảo lãnh. Thế nhưng khi nào tiếp nhận tài sản khác thay thế thì ngân hàng mới có thể làm thủ tục trả giấy tờ nhà cho ông Hiền. Hợp đồng cho vay năm 2011 không cần chữ ký của người bảo lãnh vì đây là hợp đồng giữa bên cho vay với bên vay. Hiện ngân hàng đang khởi kiện công ty vay tiền để thu hồi nợ”.
Các ngân hàng khác làm sao? Đối với việc thế chấp tài sản của người thứ ba để bảo đảm khoản vay (còn gọi là hợp đồng bảo lãnh), PV được biết nhiều ngân hàng khác làm rất chặt chẽ. Sau khi hết hạn hợp đồng cho vay mà người vay muốn vay tiếp, các ngân hàng đều yêu cầu người bảo lãnh ký lại hợp đồng bảo lãnh, đồng thời ký tên vào hợp đồng vay mới. Người bảo lãnh cũng được giao giữ một bản hợp đồng vay mới. |
THÁI HIẾU
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Mời giao lưu trực tuyến về việc cấp giấy chứng nhận nhà, đất
- Trần lãi suất sắp giảm thêm?
- Cuối năm, ‘săn’ nhà nhỏ giá mềm
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các dự án của Sun Group
- “Cầm dao đằng lưỡi” khi vay mua nhà
- Hiệu quả từ trả nợ đất tái định cư
- Sẽ có Nghị định quy định cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Định hướng cho DN thời hội nhập
- Thủ tướng: “Làm kinh doanh mới thấy nhiều vướng mắc vô lý”
- Tái cơ cấu thị trường bất động sản: Không thể trì hoãn
- Sắp khai trương khu vui chơi giải trí hiện đại
- Nhà đầu tư đón đầu cơ hội ở phía Đông
- Bất động sản Hà Nội đang tăng giá
- Bộ Xây dựng muốn lãi suất vay mua nhà gói 30.000 tỷ thấp hơn nữa
- Gói cho vay đến 2 tỷ đồng mua nhà: Dấu hỏi về tính khả thi
- Seawind Group (Úc) muốn đưa Đà Nẵng thành trung tâm du thuyền châu Á
- Thành lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh
- Giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đất tái định cư ở Hòa Vang
- TP.HCM bỏ hàng loạt thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Tổng rà soát quỹ đất ở tại các quận, huyện