Nhiều người vì thiếu thông tin và không xác minh đầy đủ nên đã mua đất giá rẻ. Hậu quả là không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thậm chí không được xây dựng nhà cấp 4 để ở hoặc không được xác nhận có nhà ở để làm hợp đồng cung cấp điện, nước.
Một hộ giải tỏa với giấy tờ đất và nhà ở chưa hợp pháp không được bố trí đất tái định cư.
Chị H. mua một lô đất thổ cư của người dân ở xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) vào năm 2010, dù đã cẩn trọng dò hỏi thông tin về quy hoạch nhưng đến nay vẫn không tài nào tách thửa, làm sổ đỏ vì trước ngày chị chồng tiền mua đất ít ngày, khu vực đó được thành phố chọn để lập quy hoạch. Không làm được sổ đỏ, chị tìm đủ mọi cách xin xây dựng nhà cấp 4 để ở, ngay cả chủ đất đứng ra xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 cho chị cũng không được. UBND xã chỉ đồng ý cho xây dựng nối tiếp vào nhà ở hiện trạng, tức là chỉ cho cơi nới nhà ở.
Nhiều người dân đã mua đất nông nghiệp, đất “3 lá”, “2 lá” tại phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê) và đã xây dựng nhà ở nhiều năm, nhưng đến nay chưa thể làm được sổ đỏ với lý do thửa đất không phải là đất ở, nằm trong vùng quy hoạch… Nhiều khu vực không bị quy hoạch thì cũng khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất vì theo Sở Tài nguyên-Môi trường, Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 31-7-2012 của UBND thành phố quy định hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải gồm có: sổ đỏ và đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất. Phần lớn hồ sơ của công dân chỉ là giấy tờ “3 lá”, “2 lá”, không có sổ đỏ hoặc chưa được cơ quan chức năng cấp sổ đỏ cho lô đất hiện trạng nên chưa đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất.
Hiện vẫn còn không ít hộ mua đất, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không được ký hợp đồng cấp điện, nước trực tiếp với Nhà nước mà phải câu điện và dùng nước nhờ từ hàng xóm do chưa có giấy tờ hợp pháp về nhà đất. Các quận, huyện chủ trương giao UBND các phường, xã xác nhận cho các hộ dân có nhà ở nhưng chưa có giấy tờ hợp pháp về nhà đất làm cơ sở để ngành Điện lực, chi nhánh cấp nước các quận, huyện làm thủ tục đấu nối điện, nước. Tuy nhiên, nhiều “cò” lại đem giấy xác nhận này để nâng giá bán nhà và đất, làm nhiều người nhầm tưởng giấy xác nhận là một loại giấy tờ phụ của sổ đỏ nên bỏ tiền mua đất. Thực tế, giấy xác nhận chỉ phục vụ tạm thời cho việc đề nghị cung cấp điện, nước sinh hoạt, chứ không có giá trị để xác lập quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
Những trường hợp mua đất và làm nhà ở trên đất nông nghiệp sẽ gánh chịu thiệt thòi, thậm chí là trắng tay khi giải tỏa. Bởi theo Thông báo số 68/TB-UBND của UBND thành phố ngày 1-6-2011, các trường hợp thu hồi đất không phải là đất ở nhưng sử dụng trước ngày 1-7-2004, nếu được giải quyết bố trí tái định cư thì chỉ giải quyết bố trí thuê căn hộ chung cư, không bố trí đất tái định cư. Không giải quyết bố trí tái định cư các trường hợp sử dụng đất sau ngày 1-7-2004. Không công nhận và xem xét giải quyết về đền bù, bố trí tái định cư các trường hợp được UBND phường, xã xác nhận mua bán chuyển nhượng đất ở có nguồn gốc từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại đất khác chưa làm xong thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, xã xác nhận sẽ bị xử lý kỷ luật. Trong khi đó, đơn giá bồi thường đất nông nghiệp rất thấp, còn nhà ở vì được cho là xây dựng trái phép nên không được bồi thường. Còn nếu mua đất thổ cư giá rẻ tại khu vực đã quy hoạch, dự án chậm triển khai và không xây dựng được nhà ở trên đất cũng khó được bố trí đất tái định cư khi giải tỏa do không ở thực tế.
Bài và ảnh: NAM TRÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Người dân ủng hộ chủ trương xây dựng hầm chui phía tây cầu Sông Hàn
- Dự án Euro Village mở bán đợt 2
- Hiệp hội BĐS kiến nghị "xả" hết gói 30.000 tỉ đồng
- "Công trình xanh" tiêu biểu của kiến trúc Đà Nẵng
- Marina Complex, không gian sống cao cấp bên sông Hàn
- Hơn 34,4 tỷ đồng thảm bê tông nhựa và lát gạch vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố
- Dự án có bến du thuyền đầu tiên tại Đà Nẵng mở bán đợt 2
- Bất động sản Đà Nẵng: Biệt thự đi trước, căn hộ ngước nhìn!
- Đề nghị Bộ Tài chính bố trí vốn để hoàn thành sớm các công trình trọng điểm
- Thống nhất hướng tuyến và vị trí nhà ga đường sắt mới
- Cải tạo, chỉnh trang 33 tuyến đường phục vụ APEC 2017
- Sắp ra mắt khu phức hợp bất động sản và bến du thuyền cao cấp đầu tiên tại Đà Nẵng
- Asia Park giảm 50% giá vé cho người Đà Nẵng
- Người vay gói 30.000 tỷ đồng "bỗng dưng muốn khóc", vì đâu?
- 6 tuyến đường lưu thông một chiều
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững
- Cải tạo nút giao thông đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Đổi mới công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư Nói phải đi đôi với làm
- Tận mắt xem hợp đồng tín dụng của gói 30.000 tỷ
- Đầu tư biệt thự biển: Của để dành cho con