Nhiều người vì thiếu thông tin và không xác minh đầy đủ nên đã mua đất giá rẻ. Hậu quả là không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thậm chí không được xây dựng nhà cấp 4 để ở hoặc không được xác nhận có nhà ở để làm hợp đồng cung cấp điện, nước.
Một hộ giải tỏa với giấy tờ đất và nhà ở chưa hợp pháp không được bố trí đất tái định cư.
Chị H. mua một lô đất thổ cư của người dân ở xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) vào năm 2010, dù đã cẩn trọng dò hỏi thông tin về quy hoạch nhưng đến nay vẫn không tài nào tách thửa, làm sổ đỏ vì trước ngày chị chồng tiền mua đất ít ngày, khu vực đó được thành phố chọn để lập quy hoạch. Không làm được sổ đỏ, chị tìm đủ mọi cách xin xây dựng nhà cấp 4 để ở, ngay cả chủ đất đứng ra xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 cho chị cũng không được. UBND xã chỉ đồng ý cho xây dựng nối tiếp vào nhà ở hiện trạng, tức là chỉ cho cơi nới nhà ở.
Nhiều người dân đã mua đất nông nghiệp, đất “3 lá”, “2 lá” tại phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê) và đã xây dựng nhà ở nhiều năm, nhưng đến nay chưa thể làm được sổ đỏ với lý do thửa đất không phải là đất ở, nằm trong vùng quy hoạch… Nhiều khu vực không bị quy hoạch thì cũng khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất vì theo Sở Tài nguyên-Môi trường, Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 31-7-2012 của UBND thành phố quy định hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải gồm có: sổ đỏ và đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất. Phần lớn hồ sơ của công dân chỉ là giấy tờ “3 lá”, “2 lá”, không có sổ đỏ hoặc chưa được cơ quan chức năng cấp sổ đỏ cho lô đất hiện trạng nên chưa đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất.
Hiện vẫn còn không ít hộ mua đất, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không được ký hợp đồng cấp điện, nước trực tiếp với Nhà nước mà phải câu điện và dùng nước nhờ từ hàng xóm do chưa có giấy tờ hợp pháp về nhà đất. Các quận, huyện chủ trương giao UBND các phường, xã xác nhận cho các hộ dân có nhà ở nhưng chưa có giấy tờ hợp pháp về nhà đất làm cơ sở để ngành Điện lực, chi nhánh cấp nước các quận, huyện làm thủ tục đấu nối điện, nước. Tuy nhiên, nhiều “cò” lại đem giấy xác nhận này để nâng giá bán nhà và đất, làm nhiều người nhầm tưởng giấy xác nhận là một loại giấy tờ phụ của sổ đỏ nên bỏ tiền mua đất. Thực tế, giấy xác nhận chỉ phục vụ tạm thời cho việc đề nghị cung cấp điện, nước sinh hoạt, chứ không có giá trị để xác lập quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
Những trường hợp mua đất và làm nhà ở trên đất nông nghiệp sẽ gánh chịu thiệt thòi, thậm chí là trắng tay khi giải tỏa. Bởi theo Thông báo số 68/TB-UBND của UBND thành phố ngày 1-6-2011, các trường hợp thu hồi đất không phải là đất ở nhưng sử dụng trước ngày 1-7-2004, nếu được giải quyết bố trí tái định cư thì chỉ giải quyết bố trí thuê căn hộ chung cư, không bố trí đất tái định cư. Không giải quyết bố trí tái định cư các trường hợp sử dụng đất sau ngày 1-7-2004. Không công nhận và xem xét giải quyết về đền bù, bố trí tái định cư các trường hợp được UBND phường, xã xác nhận mua bán chuyển nhượng đất ở có nguồn gốc từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại đất khác chưa làm xong thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, xã xác nhận sẽ bị xử lý kỷ luật. Trong khi đó, đơn giá bồi thường đất nông nghiệp rất thấp, còn nhà ở vì được cho là xây dựng trái phép nên không được bồi thường. Còn nếu mua đất thổ cư giá rẻ tại khu vực đã quy hoạch, dự án chậm triển khai và không xây dựng được nhà ở trên đất cũng khó được bố trí đất tái định cư khi giải tỏa do không ở thực tế.
Bài và ảnh: NAM TRÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đua hạ lãi suất cuối năm
- Đà Nẵng "ghi điểm" nhờ tỷ phú thế giới "đổ bộ"
- Lộ diện các diễn giả ở hội nghị “bí ẩn” tại Đà Nẵng
- Bộ trưởng Xây dựng: 'Thị trường bất động sản còn rất khó khăn'
- Hội nghị 'bí ẩn' tại Đà Nẵng của các đại gia quốc tế
- Thuế TNCN chuyển nhượng bất động sản: Vẫn còn vướng mắc
- Giá đất tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố
- BĐS Đà Nẵng: Nhà phố đang "ngược dòng"
- Sửa đổi Luật Công chứng: Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng
- Giải ngân hơn 220 tỷ đồng mua nhà ở xã hội
- Hủy quy hoạch xây dựng nhiều tuyến đường ở quận Ngũ Hành Sơn
- Chủ đất cũ “làm khó” khi sang tên
- Kiến nghị cho thế chấp bất động sản ở ngân hàng nước ngoài
- Điều chỉnh, thẩm định một số đồ án
- Xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật
- Nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số công lý
- DỰ ÁN MỞ RỘNG TRƯỜNG ĐH THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Giải quyết nợ đất tái định cư
- Gỡ khó cho bất động sản từ gói 30.000 tỷ đồng
- Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp cơ sở