Các văn bản liên quan đến đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đồng thời có thêm 20 luật khác có liên quan đến vấn đề đất đai. Hiện đã có 300 văn bản liên quan đến xử lý vi phạm đất đai; do vậy Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc.
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 161 quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất” có nêu hai phương án. Đó là phải thực hiện công chứng và công chứng theo nhu cầu của các bên giao dịch. Việc để các bên giao dịch đất tự thỏa thuận việc có công chứng hay không công chứng (theo phương án hai của dự thảo) là không ổn vì đất đai là tài sản có giá trị, các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt thông qua những hành vi rất tinh vi. Do đó việc công chứng là cần thiết vì hoạt động công chứng có tính nghề nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp, bảo đảm tính an toàn về rủi ro tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp với những luật khác.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, Luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, tại điểm a, khoản 3 Điều 159 quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Dự thảo cần có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai.
Thời gian qua, 70% các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai. Việc quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời điểm nên nguồn gốc đất và thời gian sử dụng đất qua các thời kỳ phải có giá trị pháp lý. Hồ sơ nguồn gốc đất có giá trị pháp lý đó là: sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ dã ngoại... Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định riêng để có cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... nên thay tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” để ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”.
NGUYỄN HỮU LINH
(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TRIỆU TÙNG ghi
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- 9 tín hiệu giúp vơi bớt ám ảnh bong bóng bất động sản
- Thị trường căn hộ tháng 11: Chạy đua cuối năm
- Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển chưa bền vững
- Bế mạc kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016: Phát huy sức mạnh đồng thuận, xây dựng TP phát triển bền vững
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ
- College Town Đà Nẵng: Vùng tri thức - Vùng đầu tư tiềm năng
- Danh tính "Top 10 khu đô thị đáng sống nhất Việt Nam"
- Người Việt mua ô tô tăng cao 'chóng mặt'
- Quy hoạch kiến trúc cảnh quan bờ sông Hàn: cần cân nhắc kỹ lưỡng
- TP.HCM: Kiến nghị cho quận huyện được cấp giấy chứng nhận
- Giao lưu trực tuyến về việc cấp giấy CMND 12 số
- Ngân hàng phải sớm có quy trình cấp bảo lãnh bất động sản
- Ngập tràn quảng cáo nhà đất sai sự thật
- UBND TP Đà Nẵng trả lời một số ý kiến bức xúc của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND TP Khóa VIII
- Nhà đất Đà Nẵng “sốt” do quỹ đất nội đô khan hiếm
- Bất động sản 'xả hàng'
- Ghi diện tích trên sổ đỏ chung cư thế nào?
- Đô thị sinh thái làm nóng bất động sản Đà Nẵng
- TP.HCM: Từ 7-12-2015 sẽ không còn cấp CMND 9 số cũ
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ