Các văn bản liên quan đến đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đồng thời có thêm 20 luật khác có liên quan đến vấn đề đất đai. Hiện đã có 300 văn bản liên quan đến xử lý vi phạm đất đai; do vậy Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc.
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 161 quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất” có nêu hai phương án. Đó là phải thực hiện công chứng và công chứng theo nhu cầu của các bên giao dịch. Việc để các bên giao dịch đất tự thỏa thuận việc có công chứng hay không công chứng (theo phương án hai của dự thảo) là không ổn vì đất đai là tài sản có giá trị, các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt thông qua những hành vi rất tinh vi. Do đó việc công chứng là cần thiết vì hoạt động công chứng có tính nghề nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp, bảo đảm tính an toàn về rủi ro tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp với những luật khác.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, Luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, tại điểm a, khoản 3 Điều 159 quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Dự thảo cần có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai.
Thời gian qua, 70% các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai. Việc quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời điểm nên nguồn gốc đất và thời gian sử dụng đất qua các thời kỳ phải có giá trị pháp lý. Hồ sơ nguồn gốc đất có giá trị pháp lý đó là: sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ dã ngoại... Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định riêng để có cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... nên thay tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” để ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”.
NGUYỄN HỮU LINH
(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TRIỆU TÙNG ghi
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất
- Ba đòn bẩy cho cuộc đua nhà giá rẻ
- Tại sao phải lấy vân tay khi công chứng ?
- 8 bí quyết vàng giúp đầu tư bất động sản thành công
- Ngày 26-4, khai trương phố ẩm thực đêm đường Phạm Hồng Thái
- Tăng giá trị bất động sản bằng không gian sống xanh
- Triển khai sắp xếp, ngầm hóa cáp thông tin tại 43 tuyến đường
- Nhà đầu tư nước ngoài "tăng tốc" rót vốn vào nhà ở
- Nhiều dự án ở Đà Nẵng giảm giá bán
- Công văn về việc triển khai thi hành Luật công chứng, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP
- Mua nhà, coi chừng gánh nợ tiền điện, nước
- Tăng cường công tác tiếp xúc, vận động các hộ dân tự nguyện di dời giải tỏa
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Số lượng các giao dịch thành công tăng lên rõ rệt
- Bất động sản du lịch tăng trưởng mạnh
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4
- Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2014, triển khai Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản liên quan
- Góp đủ tiền nhưng không giao nhà, tính sao?
- TP.HCM: Bất động sản khởi sắc
- Cải tạo kiến trúc cảnh quan sông Hàn
- Khánh thành nút giao thông ngã ba Huế