Các văn bản liên quan đến đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đồng thời có thêm 20 luật khác có liên quan đến vấn đề đất đai. Hiện đã có 300 văn bản liên quan đến xử lý vi phạm đất đai; do vậy Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc.
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 161 quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất” có nêu hai phương án. Đó là phải thực hiện công chứng và công chứng theo nhu cầu của các bên giao dịch. Việc để các bên giao dịch đất tự thỏa thuận việc có công chứng hay không công chứng (theo phương án hai của dự thảo) là không ổn vì đất đai là tài sản có giá trị, các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt thông qua những hành vi rất tinh vi. Do đó việc công chứng là cần thiết vì hoạt động công chứng có tính nghề nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp, bảo đảm tính an toàn về rủi ro tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp với những luật khác.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, Luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, tại điểm a, khoản 3 Điều 159 quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Dự thảo cần có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai.
Thời gian qua, 70% các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai. Việc quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời điểm nên nguồn gốc đất và thời gian sử dụng đất qua các thời kỳ phải có giá trị pháp lý. Hồ sơ nguồn gốc đất có giá trị pháp lý đó là: sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ dã ngoại... Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định riêng để có cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... nên thay tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” để ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”.
NGUYỄN HỮU LINH
(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TRIỆU TÙNG ghi
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Thủ tướng “thúc” tiến độ gói 30.000 tỷ
- Ngóng chờ được giải tỏa, di dời
- Hấp dẫn bến du thuyền
- Góp bàn thêm về vấn đề khai thác quỹ đất
- "Cuộc chiến" chung cư: Luật Nhà ở mâu thuẫn với Luật Xây dựng
- Luật Đất đai sửa đổi: Cho phép làm sổ đỏ qua mạng
- Mẫu Chứng minh nhân dân mới có hiệu lực từ ngày 29/12
- Đà Nẵng: Năm 2014 được chọn là “Năm Doanh nghiệp”
- Công bố quyết định bố trí đất tái định cư cho nhân dân khu nhà liền kề phường Nại Hiên Đông
- Báo Mỹ nhận định bất động sản Việt Nam đã thoát đáy
- Giao dịch nhà đất tăng mạnh vào cuối năm
- Tiếp tục mở bán đất nền đợt 2 tại Khu Đô thị Phước Lý
- Từ Liêm lên quận: Mặt bằng giá nhà đất hiện nay ra sao?
- Nâng tuổi nghỉ hưu của quản lý nữ lên 60
- Xây dựng Bến tàu và Nhà ga tàu cánh ngầm tại bờ biển Xuân Thiều
- Tản mạn về đội ngũ nữ trí thức ở Đà Nẵng
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt tiếp tục làm từ thiện hỗ trợ cháu bé chưa đầy 1 tuổi bị bệnh tim
- Các thông tin thị trường tiêu biểu trong tuần qua (25/11 - 30/11)
- Được phép làm nhà trong khu vực dự án chậm triển khai
- Khung giá đất Hà Nội 2014: Tối đa vẫn 81 triệu đồng/m2