Các văn bản liên quan đến đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đồng thời có thêm 20 luật khác có liên quan đến vấn đề đất đai. Hiện đã có 300 văn bản liên quan đến xử lý vi phạm đất đai; do vậy Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc.
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 161 quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất” có nêu hai phương án. Đó là phải thực hiện công chứng và công chứng theo nhu cầu của các bên giao dịch. Việc để các bên giao dịch đất tự thỏa thuận việc có công chứng hay không công chứng (theo phương án hai của dự thảo) là không ổn vì đất đai là tài sản có giá trị, các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt thông qua những hành vi rất tinh vi. Do đó việc công chứng là cần thiết vì hoạt động công chứng có tính nghề nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp, bảo đảm tính an toàn về rủi ro tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp với những luật khác.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, Luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, tại điểm a, khoản 3 Điều 159 quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Dự thảo cần có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai.
Thời gian qua, 70% các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai. Việc quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời điểm nên nguồn gốc đất và thời gian sử dụng đất qua các thời kỳ phải có giá trị pháp lý. Hồ sơ nguồn gốc đất có giá trị pháp lý đó là: sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ dã ngoại... Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định riêng để có cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... nên thay tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” để ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”.
NGUYỄN HỮU LINH
(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TRIỆU TÙNG ghi
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP VAY VỐN
- Đà Nẵng triển khai xây dựng bản đồ số và ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS)
- "Nín thở" chờ phản ứng thị trường
- Tập trung thu ngân sách, bố trí đất tái định cư
- Điều chỉnh bất hợp lý trong cấp “sổ đỏ”
- Triển khai công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng tại nút giao thông Ngã ba Huế
- Ngày đầu cho vay mua nhà lãi suất 6%/năm: Chỗ nào cũng vướng
- Nên mua nhà sở hữu nhà nước trước 6.6
- Nhiều quy định sát sườn với người dân có hiệu lực
- THẨM ĐỊNH 34 ĐỒ ÁN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC Xóa đồ án quy hoạch Khu đô thị mới Hòa Vang
- Lễ tôn vinh và trao giải thưởng Cuộc thi viết ’Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh’
- Thị trường địa ốc “nín thở” chờ giờ G
- Thị trường đất nền Đà Nẵng: Chuyển dịch từ đầu cơ sang mua thực
- Công chứng viên cần được chứng thực chữ ký của cá nhân
- Tôn vinh những “nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”
- Ý nghĩa và sức lan tỏa của cuộc thi viết "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh"
- Đưa vốn ra thị trường 30.000 tỉ đồng ra thị trường, ngóng chờ vay vốn rẻ
- Lễ tổng kết, trao giải, tôn vinh tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên ANTV vào 20 giờ ngày 30 tháng 5 năm 2013
- Thông báo về Lễ tổng kết cuộc thi viết và tôn vinh "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh"
- “Săn” khách hàng để cho vay