Các văn bản liên quan đến đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đồng thời có thêm 20 luật khác có liên quan đến vấn đề đất đai. Hiện đã có 300 văn bản liên quan đến xử lý vi phạm đất đai; do vậy Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc.
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 161 quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất” có nêu hai phương án. Đó là phải thực hiện công chứng và công chứng theo nhu cầu của các bên giao dịch. Việc để các bên giao dịch đất tự thỏa thuận việc có công chứng hay không công chứng (theo phương án hai của dự thảo) là không ổn vì đất đai là tài sản có giá trị, các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt thông qua những hành vi rất tinh vi. Do đó việc công chứng là cần thiết vì hoạt động công chứng có tính nghề nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp, bảo đảm tính an toàn về rủi ro tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp với những luật khác.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, Luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, tại điểm a, khoản 3 Điều 159 quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Dự thảo cần có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai.
Thời gian qua, 70% các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai. Việc quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời điểm nên nguồn gốc đất và thời gian sử dụng đất qua các thời kỳ phải có giá trị pháp lý. Hồ sơ nguồn gốc đất có giá trị pháp lý đó là: sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ dã ngoại... Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định riêng để có cơ sở giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... nên thay tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” để ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”.
NGUYỄN HỮU LINH
(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TRIỆU TÙNG ghi
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 1: Trăm kiểu giả mạo
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Xuất hiện những động thái tích cực
- Thí điểm “một cửa” Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- 24 tỷ đồng bồi thường, bố trí tái định cư dự án Đại học kỹ thuật Y dược
- Người nước ngoài “chê” nhà ở Hà Nội
- ĐÀ NẴNG: ĐỀ XUẤT NÂNG CẤP, MỞ RỘNG NHIỀU TUYẾN ĐƯỜNG
- Nhà đất đang thế chấp cũng được tặng cho
- Công chứng và an toàn pháp lý
- Thông qua 20 đồ án quy hoạch và kiến trúc
- Bình chọn VP Công chứng uy tín VN nhằm khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng về xã hội hóa hoạt động công chứng
- Mở tín dụng cho bất động sản
- ĐÀ NẴNG: ĐUA TÀI NGHIỆP VỤ CÔNG CHỨNG
- Phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư dự án Khu dân cư tổ 12, phường Mân Thái
- Nhà đất sẽ “bùng nổ” giao dịch?
- Đà Nẵng tăng cường quản lý và sử dụng đất đai
- Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
- Dùng vân tay làm… thủ tục hành chính
- Bất động sản giá 'mềm' rục rịch khởi động
- Chính phủ “gật đầu” đề xuất bỏ khung giá đất
- Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với loại đất ở trên địa bàn thành phố