Xét trên lợi ích chung của xã hội, việc công chứng, chứng thực các giao dịch về đất là cần thiết.
Dân được góp ý phương án bồi thường
Ông Bảy cho rằng theo tinh thần của nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là luật mẹ, là văn bản tối cao phải được bảo vệ. “Theo dự thảo Hiến pháp, tài sản hợp pháp của người dân được Nhà nước bảo hộ, trong đó có quyền tài sản là quyền sử dụng đất. Chỉ trưng mua trưng dụng trong trường hợp cần thiết vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng. Do đó, trưng mua cho dự án phát triển kinh tế là không phù hợp với dự thảo Hiến pháp” - ông Bảy nhận xét.
Còn ông Nguyễn Hải Trường, Phó phòng Văn bản, cho rằng phải phân chia hai trường hợp. “Nếu người sử dụng đất có vi phạm hoặc tự nguyện trả lại đất thì Nhà nước thu hồi đất. Còn nếu Nhà nước muốn lấy lại quyền sử dụng đất cho các dự án thì phải thực hiện trưng mua” - ông Trường góp ý. Vị này cũng cho rằng hiện đã có Luật Trưng mua trưng dụng nên có thể sửa đổi bổ sung luật này theo hướng trên.
Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến phải giữ lại việc công chứng, chứng thực giao dịch về đất để tránh nhiều tranh chấp về sau. Trong ảnh: Giao dịch công chứng nhà đất tại văn phòng công chứng. Ảnh: HTD
Theo ông Bảy, bất cập là dự thảo Hiến pháp đang được lấy ý kiến song song với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. “Luật Đất đai gắn bó mật thiết với Hiến pháp. Ba nội dung cơ bản trong Luật Đất đai chưa biết sẽ được Hiến pháp thông qua theo phương án nào. Đề nghị thay vì chỉ lấy ý kiến đến hết tháng 3 thì nên tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cho đến sau tháng 10, khi Hiến pháp mới được thông qua” - ông Bảy đề nghị.
Về thu hồi đất, bà Lâm Quỳnh Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dịch vụ công chứng, cho hay dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có quy định mới là người dân được quyền có ý kiến về phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên, dự thảo không quy định rõ nếu tỉ lệ không đồng tình là bao nhiêu thì phải xem xét lại phương án. Điều này dẫn đến quyền quyết định vẫn nằm trong tay cơ quan bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bỏ công chứng nhà đất: Hậu quả khôn lường
Góp ý cho Điều 161 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (về việc bỏ hay giữ công chứng chứng thực các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất), Trưởng phòng Công chứng số 4, ông Nguyễn Trí Hòa, cho rằng: Các giao dịch về đất phải được công chứng chứng thực. Ông Hòa dẫn ra tám lợi ích khi thực hiện phương án này, trong đó có hạn chế lừa đảo.
“Gần đây xuất hiện các vụ lừa đảo lọt cửa công chứng nên có ý kiến nói rằng vậy thôi khỏi cần công chứng. Ý này đúng nhưng không chính xác vì số vụ công chứng phát hiện và ngăn chặn lừa đảo lớn hơn rất nhiều so với số vụ lọt cửa” - ông Hòa cho hay.
Ông Đỗ Hà Hồng, Trưởng phòng Công chứng số 5, cũng cho rằng không chỉ chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho mà cả cho thuê đất cũng nên được công chứng chứng thực. Bởi đất là tài sản rất lớn, khi xảy ra tranh chấp sẽ khó giải quyết. “Không phải chúng tôi là cơ quan công chứng nên bảo vệ quy định này. Xét trên lợi ích chung của xã hội, việc công chứng chứng thực các giao dịch về đất là cần thiết” - ông bày tỏ.
Đại diện Phòng Công chứng số 5 cũng cho rằng nếu bỏ thủ tục công chứng, các giao dịch nhà đất sẽ không thể kiểm soát được, giao dịch ngầm sẽ xảy ra. Khi đó Nhà nước không thu được thuế, tranh chấp phát sinh rất nhiều. Còn theo lãnh đạo Phòng Công chứng số 6, với tình hình hiện nay nếu để người dân lựa chọn công chứng hoặc không thì sẽ gây rối loạn trật tự xã hội.
“Cách đây hai ngày, một kênh tivi có chiếu phóng sự chuyên đề về giấy tờ giả và cho rằng đây là trách nhiệm của công chứng viên. Tuy nhiên, họ lại không khai thác trách nhiệm của các cá nhân tham gia giao dịch. Hình ảnh này dẫn đến bất lợi rất lớn cho cơ quan công chứng” - lãnh đạo Phòng Công chứng số 6 nhận xét.
Ông Mai Lương Khôi, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đồng tình với ý kiến phải giữ lại việc công chứng chứng thực giao dịch về đất. “Hệ thống pháp luật Việt Nam có những đặc thù nhưng ảnh hưởng luật La tinh rất nhiều. Cụ thể là Bộ luật Dân sự và Luật Công chứng xây dựng theo nguyên tắc chặt chẽ, tạo chứng cứ để phòng ngừa tranh chấp. Nếu thay đổi quan điểm về xây dựng pháp luật thì phải được thể hiện rõ và có những bước chuyển chứ không đột ngột mạnh mẽ như dự thảo này. Điều đó sẽ dẫn đến sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật”.
Chỉ nên có một cơ chế giải quyết tranh chấp là tòa án Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quan trọng nhất là phải công bằng khách quan, tức là phải theo trình tự thủ tục, phải có tố tụng. Cá nhân tôi không ủng hộ duy trì giải quyết tranh chấp bằng thủ tục hành chính. Hễ có tranh chấp thì nên giải quyết theo phán quyết của tòa. Thực tế, nếu giấy chứng nhận đã cấp nhưng tòa án phán quyết thu hồi thì vẫn thu hồi như thường. Ông MAI LƯƠNG KHÔI, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM |
CẨM TÚ
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Tỉnh táo với tờ rơi quảng cáo bán nhà
- Doanh nghiệp địa ốc vào cuộc đua đón chính sách mới
- Lấy ý kiến về Quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư trên địa bàn quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu
- Lưu ý gì khi Luật Nhà ở 2014 chờ nghị định, thông tư?
- Khách ngoại mua 112 căn hộ tại Việt Nam trong 120 phút
- Nấc thang mới của thị trường bất động sản
- Kiến trúc đời sống Thiết kế bể bơi mini
- Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020"
- Phải kiểm soát dòng tiền vào bất động sản
- Thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS thế nào khi chưa có nghị định?
- Cặp vợ chồng nước ngoài đầu tiên mua căn hộ ở City Garden
- Ngân hàng hoàn tiền cho khách mua nếu chủ đầu tư chậm giao nhà
- Không nên mở cửa hẹp
- Hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất
- 1/7: Mua bán căn hộ ngưng trệ?
- TP HCM sắp có tòa nhà cao nhất Việt Nam
- Bất động sản đang khởi sắc
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư
- Khai trương trung tâm thương mại Vincom Đà Nẵng