Quyết định giảm lãi suất được Ngân hàng Nhà nước được đưa ra ngay sau khi có thông tin chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 3 giảm 0,19%.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 26/3, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8% một năm còn 7,5% một năm. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 12 tháng vẫn tiếp tục theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Trần lãi suất tiết kiệm sẽ về mức 7,5% một năm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Cơ quan quản lý cũng giảm 1% đối với một vài lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9% xuống 8% một năm trong khi lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7% xuống 6% một năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ còn 9% một năm.
Cơ sở để hạ lãi suất lần này được nhiều chuyên gia cho là chỉ số CPI cả nước tăng âm 0,19% lần đầu tiên trong 9 tháng. Bên cạnh đó, tín dụng vẫn chưa được khơi thông mặc dù trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục 6 lần điều chỉnh lãi suất.
Việc lãi suất huy động giảm là cơ sở để lãi suất cho vay hạ, giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp. Trước đó ngày 22/3, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Hà Nội, đề nghị giảm tiếp lãi suất cũng được đưa ra để giúp doanh nghiệp thêm sức khỏe trụ vững trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm Ngân hàng Nhà nước có bước điều chỉnh giảm lãi suất 0,5% thay vì 1%. Trước đó, trong bài viết đăng trênVnExpress.net, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, nếu giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc mức độ điều chỉnh chỉ 0,5% mỗi lần thay vì 1% để đảm bảo tính linh hoạt đồng thời chủ động phát tín hiệu điều chỉnh lãi suất. Theo ông, cách này sẽ tránh gây ra cú sốc đột ngột có thể làm đảo ngược dòng tiền gửi đang ồ ạt đổ vào hệ thống tài chính từ đầu năm 2012.
5 ngày trước, Vietcombank cũng bất ngờ công bố giảm 0,5% lãi suất huy động ở kỳ hạn ngắn khiến một số ngân hàng khác rục rịch giảm theo.
Kể từ tháng 8/2011, thời điểm ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất tiết kiệm đã qua 7 lần điều chỉnh, từ 14% nay còn 7,5% một năm. Lãi suất huy động giảm nhanh kéo theo những kỳ vọng lãi suất cho vay cũng hạ dần và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn, kích thích tăng trưởng. Thực tế mặt bằng lãi suất cho vay các ngân hàng công bố cũng đã hạ nhiệt, nhưng doanh nghiệp cho biết vẫn chưa dễ vay vốn.
Thanh Thanh Lan
Theo vnexpress.net
Các bản tin khác
- Bất động sản 2019 “xuôi ngược” về đâu?
- Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố
- Phải có câu trả lời hết sức khoa học, khách quan
- Trao giải cuộc thi thiết kế cảnh quan và mẫu biệt thự dự án Golden Hills City
- Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2018
- Đà Nẵng rực rỡ qua cuộc thi ảnh "Tuyệt vời Đà Nẵng ơi"
- Những điều cần biết về phong thủy khi tìm hiểu một dự án bất động sản
- Đẩy mạnh giải ngân các dự án, công trình trọng điểm
- Góp ý việc chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng tại Dự án Golden Hills City
- Đà Nẵng đề xuất nộp 1.251 tỷ đồng để giữ lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng xem xét tổ chức đấu giá lại các “khu đất vàng”
- Hạ tầng sẽ quyết định đến đô thị hóa bền vững
- Kêu gọi đầu tư tuyến tàu điện 15.000 tỉ đồng nối Đà Nẵng với Hội An
- Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào 7 dự án chiến lược
- Phân khúc nào khuấy động thị trường cuối năm?
- Báo Mỹ 'sững sờ' trước nhà nghỉ độc, lạ tại Đà Nẵng
- Khởi động cuộc bình chọn “Dự án dẫn đầu xu thế”
- Bất ngờ với sự xuất hiện của một dàn sao đình đám tại Cầu Vàng
- Đà Nẵng nghiêm cấm mở bán nhà ở khi chưa đủ điều kiện
- Nhiều đại gia đổ vốn vào dự án condotel