Quyết định giảm lãi suất được Ngân hàng Nhà nước được đưa ra ngay sau khi có thông tin chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 3 giảm 0,19%.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 26/3, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8% một năm còn 7,5% một năm. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 12 tháng vẫn tiếp tục theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Trần lãi suất tiết kiệm sẽ về mức 7,5% một năm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Cơ quan quản lý cũng giảm 1% đối với một vài lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9% xuống 8% một năm trong khi lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7% xuống 6% một năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ còn 9% một năm.
Cơ sở để hạ lãi suất lần này được nhiều chuyên gia cho là chỉ số CPI cả nước tăng âm 0,19% lần đầu tiên trong 9 tháng. Bên cạnh đó, tín dụng vẫn chưa được khơi thông mặc dù trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục 6 lần điều chỉnh lãi suất.
Việc lãi suất huy động giảm là cơ sở để lãi suất cho vay hạ, giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp. Trước đó ngày 22/3, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Hà Nội, đề nghị giảm tiếp lãi suất cũng được đưa ra để giúp doanh nghiệp thêm sức khỏe trụ vững trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm Ngân hàng Nhà nước có bước điều chỉnh giảm lãi suất 0,5% thay vì 1%. Trước đó, trong bài viết đăng trênVnExpress.net, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, nếu giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc mức độ điều chỉnh chỉ 0,5% mỗi lần thay vì 1% để đảm bảo tính linh hoạt đồng thời chủ động phát tín hiệu điều chỉnh lãi suất. Theo ông, cách này sẽ tránh gây ra cú sốc đột ngột có thể làm đảo ngược dòng tiền gửi đang ồ ạt đổ vào hệ thống tài chính từ đầu năm 2012.
5 ngày trước, Vietcombank cũng bất ngờ công bố giảm 0,5% lãi suất huy động ở kỳ hạn ngắn khiến một số ngân hàng khác rục rịch giảm theo.
Kể từ tháng 8/2011, thời điểm ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất tiết kiệm đã qua 7 lần điều chỉnh, từ 14% nay còn 7,5% một năm. Lãi suất huy động giảm nhanh kéo theo những kỳ vọng lãi suất cho vay cũng hạ dần và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn, kích thích tăng trưởng. Thực tế mặt bằng lãi suất cho vay các ngân hàng công bố cũng đã hạ nhiệt, nhưng doanh nghiệp cho biết vẫn chưa dễ vay vốn.
Thanh Thanh Lan
Theo vnexpress.net
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn