Lo ngại 30.000 tỉ đồng sắp được Ngân hàng Nhà nước bơm ra chỉ cứu được một số đối tượng, thị trường BĐS có thể “cầm máu” nhưng vết thương khó lành, TS Alan Phan cho rằng nên để thị trường rơi tự do. Ý kiến này ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía các DN BĐS, Hiệp hội BĐS.
|
||
|
||
Trao đổi với PV Lao Động chiều ngày 26/3, ông Lê Chí Hiếu- Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM- cho rằng, thị trường BĐS ''đóng băng'' hiện nay đang có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, không chỉ là nguyên nhân làm tăng thêm nợ xấu tại các ngân hàng, mà còn kéo theo sự đình trệ của nhiều ngành nghề sản xuất liên quan như VLXD, trang thiết bị nội thất, thiết bị điện, nước... "Vì vậy, nếu để thị trường BĐS rơi tự do sẽ là một tai hoạ lớn cho nền kinh tế, hàng vạn công nhân thất nghiệp, số doanh nghiệp (DN) đóng cửa, phá sản chắc chắn sẽ rất lớn, mà như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội. Vai trò can thiệp của Chính phủ ở đây rất lớn, phải có các biện pháp hỗ trợ để DN gượng dậy. Ngay cả Chính phủ Mỹ cũng có gói giải cứu khi thị trường BĐS Mỹ liên tục sụt giảm. Ở đây, theo tôi, không nên nghĩ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 02 của Chính phủ là giải cứu BĐS, mà là khẳng định vai trò của Nhà nước trong điều tiết thị trường” - ông Hiếu nói. Cũng theo ông Hiếu, cần phải hiểu rõ, gói 30.000 tỉ đồng Ngân hàng Nhà nước sắp bơm ra với lãi suất thấp chỉ giúp thị trường BĐS giải quyết được một phần nhỏ ách tắc, trong đó chủ yếu hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà, chủ yếu là nhà diện tích nhỏ, nhà ở xã hội. Trước mắt khó khăn của thị trường vẫn rất lớn, cần sự ủng hộ từ Chính phủ. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội- cũng cho rằng, BĐS là ngành đa ngành nghề, thuộc nhiều lĩnh vực, nếu để thị trường BĐS rơi tự do thì cũng đồng nghĩa với đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, suy kiệt. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ trong việc can thiệp và có những giải pháp điều hành kịp thời khi có các vấn đề làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm nền kinh tế bị suy yếu. “Việc Chính phủ can thiệp, có những giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS sẽ tháo gỡ khó khăn cho các DN, mang lại cơ hội mua nhà cho người dân. Còn nhớ khi Việt Nam rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao thì Chính phủ phải thắt chặt tín dụng, không bơm tiền vào BĐS, không khuyến khích phát triển. Đây là nhiệm vụ của Chính phủ, đó là dùng các biện pháp tài chính để kìm hãm sự phát triển quá nóng của thị trường. Nhưng trong quá trình thực hiện, ngân hàng đã lạm dụng quá mức dẫn đến làm tê liệt thị trường BĐS, các DN không có nguồn vốn duy trì hoạt động. Nhiều DN phải tạm dừng, đóng cửa, phá sản và bây giờ Chính phủ buộc phải can thiệp. Vai trò của Nhà nước ở đây rất rõ. Từ Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành đều tích cực làm việc với các địa phương, các hiệp hội BĐS để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Hiện lãi suất đã liên tục hạ, đến hôm nay còn hơn 7%/năm, điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, tiếp cận được nguồn vốn. Nếu cứ để DN chết như ''bức tranh của Alan Phan'' vẽ ra thì cũng có nghĩa là tiền của người dân đang mua nhà tại các dự án dang dở sẽ bị mất, ngân hàng cũng đối mặt nguy cơ phá sản, vì phần lớn sản phẩm của DN đều được thế chấp tại ngân hàng”- ông Cường nhận định. KS Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Cty địa ốc Đất Lànhlownsp.HCM)- chất vấn: DN BĐS chỉ có vài chục phần trăm vốn tự có, DN phá sản không chỉ mất mát tài sản của DN mà còn mất tài sản của các ngành nghề khác, của ngân hàng. Nếu họ phá sản thì ai là người mất tiền? Nghiêm trọng là nhiều người dân đã đóng tiền cho dự án mua nhà nhưng nếu chủ đầu tư phá sản, xây dựng dở dang, không giao được nhà thì ai là người mất tiền?. “Dân chính là người mất tiền!” - ông Đực khẳng định. Cũng theo ông Đực, nếu để thị trường BĐS “rơi tự do” thì sẽ không thể tạo nên một cú hích để dừng lại và hồi sinh. Cần xác định cho “rơi” ở phân khúc nào, cần phải hỗ trợ phân khúc nào, chứ không để “rơi tự do” hàng loạt, rồi chết hàng loạt. KS Nguyễn Văn Đực cho rằng, Nhà nước cần tạo ra những “cánh dù” bằng cách “cởi trói” cho DN được bung dù, lèo lái cánh dù để tồn tại. Chừng 30% DN tồn tại cũng đủ để hồi sinh nền kinh tế BĐS và nhiều ngành kinh tế khác. Việc Chính phủ rót 30.000 tỉ đồng qua NHTM để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, hỗ trợ trực tiếp cho người dân mua nhà sẽ giúp người dân có cơ hội sở hữu nhà, giúp DN tồn tại và cũng là giúp các ngành nghề khác ổn định. “Hãy nhớ, Mỹ đã phải bỏ ra hàng ngàn tỉ USD để tránh thảm họa này” - ông Đực nhấn mạnh. |
||
(Theo Lao động)
|
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng