Lo ngại 30.000 tỉ đồng sắp được Ngân hàng Nhà nước bơm ra chỉ cứu được một số đối tượng, thị trường BĐS có thể “cầm máu” nhưng vết thương khó lành, TS Alan Phan cho rằng nên để thị trường rơi tự do. Ý kiến này ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía các DN BĐS, Hiệp hội BĐS.
|
||
|
||
Trao đổi với PV Lao Động chiều ngày 26/3, ông Lê Chí Hiếu- Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM- cho rằng, thị trường BĐS ''đóng băng'' hiện nay đang có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, không chỉ là nguyên nhân làm tăng thêm nợ xấu tại các ngân hàng, mà còn kéo theo sự đình trệ của nhiều ngành nghề sản xuất liên quan như VLXD, trang thiết bị nội thất, thiết bị điện, nước... "Vì vậy, nếu để thị trường BĐS rơi tự do sẽ là một tai hoạ lớn cho nền kinh tế, hàng vạn công nhân thất nghiệp, số doanh nghiệp (DN) đóng cửa, phá sản chắc chắn sẽ rất lớn, mà như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội. Vai trò can thiệp của Chính phủ ở đây rất lớn, phải có các biện pháp hỗ trợ để DN gượng dậy. Ngay cả Chính phủ Mỹ cũng có gói giải cứu khi thị trường BĐS Mỹ liên tục sụt giảm. Ở đây, theo tôi, không nên nghĩ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 02 của Chính phủ là giải cứu BĐS, mà là khẳng định vai trò của Nhà nước trong điều tiết thị trường” - ông Hiếu nói. Cũng theo ông Hiếu, cần phải hiểu rõ, gói 30.000 tỉ đồng Ngân hàng Nhà nước sắp bơm ra với lãi suất thấp chỉ giúp thị trường BĐS giải quyết được một phần nhỏ ách tắc, trong đó chủ yếu hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà, chủ yếu là nhà diện tích nhỏ, nhà ở xã hội. Trước mắt khó khăn của thị trường vẫn rất lớn, cần sự ủng hộ từ Chính phủ. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội- cũng cho rằng, BĐS là ngành đa ngành nghề, thuộc nhiều lĩnh vực, nếu để thị trường BĐS rơi tự do thì cũng đồng nghĩa với đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, suy kiệt. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ trong việc can thiệp và có những giải pháp điều hành kịp thời khi có các vấn đề làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm nền kinh tế bị suy yếu. “Việc Chính phủ can thiệp, có những giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS sẽ tháo gỡ khó khăn cho các DN, mang lại cơ hội mua nhà cho người dân. Còn nhớ khi Việt Nam rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao thì Chính phủ phải thắt chặt tín dụng, không bơm tiền vào BĐS, không khuyến khích phát triển. Đây là nhiệm vụ của Chính phủ, đó là dùng các biện pháp tài chính để kìm hãm sự phát triển quá nóng của thị trường. Nhưng trong quá trình thực hiện, ngân hàng đã lạm dụng quá mức dẫn đến làm tê liệt thị trường BĐS, các DN không có nguồn vốn duy trì hoạt động. Nhiều DN phải tạm dừng, đóng cửa, phá sản và bây giờ Chính phủ buộc phải can thiệp. Vai trò của Nhà nước ở đây rất rõ. Từ Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành đều tích cực làm việc với các địa phương, các hiệp hội BĐS để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Hiện lãi suất đã liên tục hạ, đến hôm nay còn hơn 7%/năm, điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, tiếp cận được nguồn vốn. Nếu cứ để DN chết như ''bức tranh của Alan Phan'' vẽ ra thì cũng có nghĩa là tiền của người dân đang mua nhà tại các dự án dang dở sẽ bị mất, ngân hàng cũng đối mặt nguy cơ phá sản, vì phần lớn sản phẩm của DN đều được thế chấp tại ngân hàng”- ông Cường nhận định. KS Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Cty địa ốc Đất Lànhlownsp.HCM)- chất vấn: DN BĐS chỉ có vài chục phần trăm vốn tự có, DN phá sản không chỉ mất mát tài sản của DN mà còn mất tài sản của các ngành nghề khác, của ngân hàng. Nếu họ phá sản thì ai là người mất tiền? Nghiêm trọng là nhiều người dân đã đóng tiền cho dự án mua nhà nhưng nếu chủ đầu tư phá sản, xây dựng dở dang, không giao được nhà thì ai là người mất tiền?. “Dân chính là người mất tiền!” - ông Đực khẳng định. Cũng theo ông Đực, nếu để thị trường BĐS “rơi tự do” thì sẽ không thể tạo nên một cú hích để dừng lại và hồi sinh. Cần xác định cho “rơi” ở phân khúc nào, cần phải hỗ trợ phân khúc nào, chứ không để “rơi tự do” hàng loạt, rồi chết hàng loạt. KS Nguyễn Văn Đực cho rằng, Nhà nước cần tạo ra những “cánh dù” bằng cách “cởi trói” cho DN được bung dù, lèo lái cánh dù để tồn tại. Chừng 30% DN tồn tại cũng đủ để hồi sinh nền kinh tế BĐS và nhiều ngành kinh tế khác. Việc Chính phủ rót 30.000 tỉ đồng qua NHTM để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, hỗ trợ trực tiếp cho người dân mua nhà sẽ giúp người dân có cơ hội sở hữu nhà, giúp DN tồn tại và cũng là giúp các ngành nghề khác ổn định. “Hãy nhớ, Mỹ đã phải bỏ ra hàng ngàn tỉ USD để tránh thảm họa này” - ông Đực nhấn mạnh. |
||
(Theo Lao động)
|
Các bản tin khác
- Để không bị lừa, tốt nhất người mua nhà hãy tự cứu mình
- Bộ Xây dựng cho phép làm căn hộ 25m2
- Nguy cơ bị mất trắng khi mua nhà hình thành trong tương lai
- Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng: Hàng chục nghìn sản phẩm sắp "trình làng"
- Phó tổng Empire Group kể chuyện Ronaldo mua nhà tại Việt Nam
- Giao dịch thành công 95% sản phẩm tại dự án Phoenix Complex
- Bán hơn 250 căn hộ nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Hòa Khánh
- Thị trường bất động sản sôi động nhờ phân khúc nhà ở bình dân
- Khu Đô thị sinh thái Golden Hills: Điểm đến của nhà đầu tư bền vững
- Chính danh cho loại hình condotel
- Nhà cấp 4 giá rẻ, sang trọng xu hướng hot của năm
- Dòng sản phẩm nào sẽ làm tâm điểm thị trường bất động sản?
- Ấn tượng đêm khai hội
- Những rủi ro cần biết trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà đất
- Ronaldo sở hữu căn hộ tại Đà Nẵng
- Phú Gia Thịnh mở bán dự án Phoenix Complex bên biển Đà Nẵng
- Chấn chỉnh hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản
- Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Sunrise Bay
- Vì sao Novaland chi gần 2.000 tỉ đồng thôn tính Sunrise Bay?
- DIFF 2017: Khán giả sẽ thưởng thức những màn trình diễn đẳng cấp