Nếu cho rằng “cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân mà chỉ được thế chấp cho ngân hàng” thì nhiều giao dịch nhà, đất của người dân đã và sẽ bị ách tắc và kéo theo đó là sự rối loạn xã hội.
Sau bài “Thế chấp nhà: Ách vì luật “đá” nhau” (Pháp Luật TP.HCMngày 1-4), nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng cách hiểu “cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân mà chỉ được thế chấp cho ngân hàng” không đảm bảo được quyền của người chủ sở hữu nhà.
Làm thủ tục công chứng thế chấp nhà tại Phòng Công chứng số 1, TP.HCM. Ảnh: HTD
Có thể quy định của Điều 114 Luật Nhà ở chưa bao trùm hết các điều kiện thế chấp nhà ở dẫn đến cách hiểu cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân, song như tôi đã phân tích ở trên, các cơ quan chức năng cần gắn điều luật này với các điều luật khác của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai để có cách hiểu và giải quyết theo hướng tôn trọng và đảm bảo quyền định đoạt nhà, đất của cá nhân. Đây cũng là lý do mà từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành cho đến nay, các công chứng viên vẫn công chứng bình thường các hợp đồng thế chấp nhà giữa cá nhân với cá nhân.
Ông PHAN VĂN CHEO, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM
Không được phép hạn chế quyền thế chấp nhà
Vì sao Luật Nhà ở đã có hiệu lực từ tận tháng 7-2006 mà đến giờ lại có ý kiến nghịch chiều để hạn chế quyền thế chấp nhà của chủ sở hữu? Tôi nói vậy vì nếu cho rằng “cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân mà chỉ được thế chấp cho ngân hàng” thì nhiều giao dịch nhà đất của người dân đã và sẽ bị ách tắc và kéo theo đó là sự rối loạn xã hội.
Điều 342 Bộ luật Dân sự quy định: “Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Khoản 3 Điều 21 Luật Nhà ở cũng cho phép chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu nhà ở thỏa mãn các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định của chính luật này (như: có giấy chứng nhận quyền sở hữu, không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án…) và bên nhận thế chấp (không phân biệt tổ chức hay cá nhân) cũng đủ điều kiện nhận thế chấp thì chủ sở hữu nhà được thực hiện việc thế chấp.
Theo tôi, các bộ Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường cần sớm thống nhất vấn đề, chấm dứt cách hiểu chưa đúng của một số người về quyền thế chấp và nhận thế chấp nhà ở của cá nhân.
Ông HOÀNG XUÂN HOAN, Trưởng Phòng Công chứng số 2, TP.HCM
Bộ này bảo “được”, bộ nọ nói “không” PV đã liên hệ với Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch Bảo đảm - Bộ Tư pháp và Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng để làm rõ thông tin và nhận được hai ý kiến khác nhau. TS Vũ Đức Long, Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch Bảo đảm - Bộ Tư pháp, khẳng định: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và cả Luật Nhà ở đều không có quy định cấm cá nhân thế chấp nhà, đất cho cá nhân. Do vậy, người dân hoàn toàn có quyền thực hiện việc thế chấp này. Hiện tại, phần lớn những trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm là cá nhân, tổ chức thế chấp nhà, đất cho các tổ chức tín dụng, còn việc đăng ký giao dịch bảo đảm giữa cá nhân thế chấp nhà, đất cho cá nhân rất ít. Nếu người dân có nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm việc thế chấp nhà ở giữa cá nhân với cá nhân thì các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thể tiếp nhận hồ sơ để giải quyết đăng ký. Trong khi đó, một lãnh đạo Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng lại cho rằng băn khoăn của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 8 và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP.HCM về việc thế chấp nhà ở giữa cá nhân với cá nhân là có cơ sở. Theo vị này, với Điều 141 Luật Nhà ở thì cần hiểu là chỉ có tổ chức tín dụng mới được nhận thế chấp nhà ở, riêng cá nhân thì không được nhận thế chấp nhà ở. Còn việc Bộ luật Dân sự không cấm cá nhân nhận thế chấp nhà ở, Luật Đất đai không cấm cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất thì để các cơ quan giải thích hai luật trên lý giải. BÌNH MINH - CĐ |
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30
- Nghị quyết giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
- Toàn bộ trường hợp phải viết hoa trong văn bản theo Nghị định 30
- Năm 2020, phí công chứng nhà đất có thay đổi?
- Cho phép xây dựng căn hộ chung cư 25m2 từ 01/7/2020
- Sắp tới đây, thi công chức sẽ khó hơn hiện nay?
- Năm 2020: Có tới 15 trường hợp được cấp Sổ đỏ
- Từ 11/02/2020, áp dụng quy định mới khi đăng ký xe máy
- Chồng một mình đứng tên Sổ đỏ, vợ có bị thiệt?
- Cập nhật Bảng giá đất 63 tỉnh thành giai đoạn 2020 - 2024
- Toàn bộ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ nhà đất
- Hướng dẫn cách để vợ chồng cùng đứng tên Sổ đỏ mới nhất
- NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN PHÁP LÝ CHO CONDOTEL. CẨN THẬN NHỮNG LỜI TRẤN AN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ LOẠI HÌNH NÀY
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
- Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
- Từ 01/4/2020, bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng
- Video: 5 điều cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư để tránh rủi ro
- Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?
- Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi có Bộ luật Lao động mới?