Nếu cho rằng “cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân mà chỉ được thế chấp cho ngân hàng” thì nhiều giao dịch nhà, đất của người dân đã và sẽ bị ách tắc và kéo theo đó là sự rối loạn xã hội.
Sau bài “Thế chấp nhà: Ách vì luật “đá” nhau” (Pháp Luật TP.HCMngày 1-4), nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng cách hiểu “cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân mà chỉ được thế chấp cho ngân hàng” không đảm bảo được quyền của người chủ sở hữu nhà.
Làm thủ tục công chứng thế chấp nhà tại Phòng Công chứng số 1, TP.HCM. Ảnh: HTD
Có thể quy định của Điều 114 Luật Nhà ở chưa bao trùm hết các điều kiện thế chấp nhà ở dẫn đến cách hiểu cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân, song như tôi đã phân tích ở trên, các cơ quan chức năng cần gắn điều luật này với các điều luật khác của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai để có cách hiểu và giải quyết theo hướng tôn trọng và đảm bảo quyền định đoạt nhà, đất của cá nhân. Đây cũng là lý do mà từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành cho đến nay, các công chứng viên vẫn công chứng bình thường các hợp đồng thế chấp nhà giữa cá nhân với cá nhân.
Ông PHAN VĂN CHEO, Chủ tịch Hội Công chứng TP.HCM
Không được phép hạn chế quyền thế chấp nhà
Vì sao Luật Nhà ở đã có hiệu lực từ tận tháng 7-2006 mà đến giờ lại có ý kiến nghịch chiều để hạn chế quyền thế chấp nhà của chủ sở hữu? Tôi nói vậy vì nếu cho rằng “cá nhân không được thế chấp nhà cho cá nhân mà chỉ được thế chấp cho ngân hàng” thì nhiều giao dịch nhà đất của người dân đã và sẽ bị ách tắc và kéo theo đó là sự rối loạn xã hội.
Điều 342 Bộ luật Dân sự quy định: “Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Khoản 3 Điều 21 Luật Nhà ở cũng cho phép chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu nhà ở thỏa mãn các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định của chính luật này (như: có giấy chứng nhận quyền sở hữu, không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án…) và bên nhận thế chấp (không phân biệt tổ chức hay cá nhân) cũng đủ điều kiện nhận thế chấp thì chủ sở hữu nhà được thực hiện việc thế chấp.
Theo tôi, các bộ Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường cần sớm thống nhất vấn đề, chấm dứt cách hiểu chưa đúng của một số người về quyền thế chấp và nhận thế chấp nhà ở của cá nhân.
Ông HOÀNG XUÂN HOAN, Trưởng Phòng Công chứng số 2, TP.HCM
Bộ này bảo “được”, bộ nọ nói “không” PV đã liên hệ với Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch Bảo đảm - Bộ Tư pháp và Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng để làm rõ thông tin và nhận được hai ý kiến khác nhau. TS Vũ Đức Long, Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch Bảo đảm - Bộ Tư pháp, khẳng định: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và cả Luật Nhà ở đều không có quy định cấm cá nhân thế chấp nhà, đất cho cá nhân. Do vậy, người dân hoàn toàn có quyền thực hiện việc thế chấp này. Hiện tại, phần lớn những trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm là cá nhân, tổ chức thế chấp nhà, đất cho các tổ chức tín dụng, còn việc đăng ký giao dịch bảo đảm giữa cá nhân thế chấp nhà, đất cho cá nhân rất ít. Nếu người dân có nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm việc thế chấp nhà ở giữa cá nhân với cá nhân thì các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thể tiếp nhận hồ sơ để giải quyết đăng ký. Trong khi đó, một lãnh đạo Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng lại cho rằng băn khoăn của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 8 và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP.HCM về việc thế chấp nhà ở giữa cá nhân với cá nhân là có cơ sở. Theo vị này, với Điều 141 Luật Nhà ở thì cần hiểu là chỉ có tổ chức tín dụng mới được nhận thế chấp nhà ở, riêng cá nhân thì không được nhận thế chấp nhà ở. Còn việc Bộ luật Dân sự không cấm cá nhân nhận thế chấp nhà ở, Luật Đất đai không cấm cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất thì để các cơ quan giải thích hai luật trên lý giải. BÌNH MINH - CĐ |
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- WB ủng hộ triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Sớm chốt phương án triển khai di dời ga đường sắt
- Đà Nẵng định xây hầm vượt sông Hàn hơn 4000 tỷ theo hợp đồng BT
- Nhà đầu tư săn lùng đất nền Nam Hòa Xuân
- Đà Nẵng: Xuất hiện cơn sốt đất nền Khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân
- Việt kiều mua nhà cần giấy tờ gì?
- Mua nhà được cam kết lợi nhuận: Hợp đồng phải chặt
- Vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam?
- Sốt dự án đô thị sinh thái tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sắp xây hầm 4.000 tỷ qua sông Hàn
- Nhiều đại gia ngoài ngành bất ngờ lấn sân sang bất động sản
- Nhiều kẽ hở khiến người mua nhà thua thiệt
- Ô tô nhỏ sắp tràn vào VN
- Người mua nhà chịu thiệt vì nhiều “lỗ hổng” pháp luật
- Gần 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nút giao khác mức Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Môi giới bất động sản chuẩn bị dồn về Đà Nẵng
- Đua nhau làm dự án đổi lấy đất
- Loạt thương vụ chuyển nhượng cao ốc đốt nóng thị trường năm 2016
- Việt kiều đổ vốn vào bất động sản nghỉ dưỡng
- Căn hộ nghỉ dưỡng F.Home chào sàn Sài Gòn