8 năm mua đất xây nhà, 5 năm vợ chồng ông Hồng bị "hành xác" khi phải sống trong kiện tụng triền miên. Giờ đây, họ lại phải ở cảnh màn trời chiếu đất vì căn nhà bị kẻ lạ mặt dùng máy xúc ủi sập.
Sau 5 năm kiện tụng chưa có kết quả, giờ căn nhà của ông Hồng bị kẻ lạ mặt đánh sập. Ảnh:An Nhơn |
3 ngày qua, vợ chồng ông Đặng Thanh Hồng (57 tuổi) và cậu con trai phải mắc võng ngủ tạm ở vỉa hè trên đường Hoa Hoa Thám (phường 6, quận Bình Thạnh, TP HCM). Sinh hoạt nước nôi của gia đình phải nhờ cậy hàng xóm, sau khi căn nhà vợ chồng ông gom góp mua với giá 30 lượng vàng và 200 triệu đồng 8 năm trước chưa có giấy tờ quyền sử dụng đất đã bị kẻ lạ mặt lái máy xúc ủi sập hôm 7/4.
Năm 1993, vợ chồng ông thuê kiốt ở đường Hoàng Hoa Thám để bán hủ tiếu. 10 năm sau con đường này được mở rộng và kiốt ông thuê nằm trong diện giải tỏa. Thấy ông không còn chỗ bán, chủ nhà liền ngỏ ý nhượng lại phần đất trống phía trong (dài 6,5, ngang 3,8m) với giá 30 lượng vàng. "Tôi bảo không có tiền thì ông ấy đồng ý cho thanh toán trả góp. Thấy người ta tốt bụng như thế vợ chồng tôi rất mừng", ông Hồng nhớ lại.
Ngày 14/2/2005, vợ chồng ông Hồng đặt cọc 80 triệu đồng và 10 lượng vàng. Bên bán ký vào giấy viết tay với lời hứa: "Sau này có tranh chấp nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm sẽ đền gấp đôi số vàng cho bên mua".
Một căn nhà cấp 4 với gác gỗ được xây lên. Mừng rỡ vì có chỗ ở và buôn bán nhưng hai vợ chồng ông không khỏi lo lắng vì phải nhanh chóng thanh toán số tiền còn lại. Gom góp, vay mượn bà con, đến ngày 12/11/2006, vợ chồng ông trả đủ tiền 30 lượng vàng cho bên bán.
Thấy diện tích nhỏ hẹp, vợ chồng quyết định mua thêm phần đất trống (diện tích 6,5 x 3,5 m) phía sau với giá 200 triệu đồng. Sau 3 lần đưa tiền, vợ chồng ông đã thanh toán 125 triệu đồng. 75 triệu đồng còn lại, vợ chồng ông quyết định chờ khi nào chủ đất làm giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ thanh toán đủ.
Chờ đợi, thậm chí nhiều lần hối thúc chủ đất nhanh chóng làm chủ quyền đất nhưng vợ chồng ông không nhận được hồi âm. Năm 2008, ông chủ đất bất ngờ làm giấy ủy quyền toàn bộ lô đất 201 cho người vợ (gồm cả phần đất số 201D của vợ chồng ông Hồng). Nghi ngờ người bán có ý đồ gì đó nên vợ chồng đâm đơn kiện ra TAND quận Bình Thạnh. Từ đây, vợ chồng ông Hồng bắt đầu hành trình "đáo tụng đình" đầy mệt mỏi.
Đang chờ tòa giải quyết, tháng 4/2009, một công ty bất động sản ở quận Gò Vấp đến bảo họ đã mua lại lô đất 201, trong đó có phần căn nhà vợ ông Hồng đang ở. "Họ buộc chúng tôi phải di dời đi nơi khác. Dù tôi đã trưng ra giấy tờ viết tay là chủ đất đã bán nhưng họ vẫn không đồng ý", ông Hồng nói.
Từ vị trí nguyên đơn trong vụ kiện chủ đất, vợ chồng ông Hồng trở thành bị đơn khi công ty bất động sản đâm đơn kiện ra toà. Nhưng khi được triệu tập, ông Hồng trình ra một số giấy tờ thì sau đó công ty này bất ngờ rút đơn kiện. "Khi tìm hiểu thì tôi biết họ đã bán lại phần đất này cho một người khác", ông Hồng nói.
Ấm ức vì phần đất mình mua bị tranh chấp, ông Hồng vẫn bảo lưu đơn kiện người đã bán cho mình. Tháng 9/2012, TAND quận Bình Thạnh ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do "không xác định được địa chỉ của bị đơn hiện đang cư trú".
Tuy nhiên, một tháng sau vợ chồng ông Hồng có đơn khiếu nại và cung cấp xác nhận của công an phường Bến Thành (quận 1) về việc vợ chồng chủ đất cũ đã trở về sinh sống tại địa phương. Cuối năm 2012, TAND TP HCM hủy quyết định đình chỉ vụ án, chuyển hồ sơ về cho TAND quận Bình Thạnh giải quyết theo quy định của pháp luật.
"Từ đó đến nay, tôi nhiều lần đến yêu cầu giải quyết nhưng toà bảo cứ về nhà chờ. Tôi cũng gửi đơn cầu cứu nhiều nơi nhưng vẫn chưa có hồi âm", ông Hồng lắc đầu ngao ngán và cho biết thời gian này có nhiều người đến "bắn tin" hù dọa, buộc gia đình ông phải rời khỏi "nếu không sẽ ủi sập nhà".
Chiếc máy xúc đã san bằng căn nhà của ông Hồng còn mằm tại hiện trường. Ảnh: An Nhơn |
"Giữa tháng 11/2012, hơn 10 thanh niên mặt mũi bặm trợn đến yêu cầu chúng tôi phải nhanh chóng dọn nhà. Tôi không đồng ý thì họ dùng búa đập phần sau của căn nhà. Lần đó tôi bị cây rơi vào tay và chỉ khi tôi gọi báo công an, họ mới bỏ đi. Tôi đã trình báo với Công an quận Bình Thạnh nhưng chưa thấy họ đả động gì", chủ căn nhà bị ủi sập cho biết.
Từ đó, gia đình ông "sống trong sợ hãi". Đến chiều 7/4, hai thanh niên bịt mặt xuất hiện rồi lái máy xúc ủi sập toàn bộ căn nhà của ông Hồng. "Tôi mong công an sớm tìm ra thủ phạm đã ủi sập nhà và có hướng giải quyết để gia đình tôi sớm yên ổn cuộc sống. Đây là nơi tôi gắn bó lâu nên không muốn xa nó. Nếu chính quyền bảo tôi di dời chỗ khác thì cũng chấp nhận nhưng người sở hữu phần đất của tôi phải bồi thường thỏa đáng", ông Hồng nói.
An Nhơn
Theo vnexpress
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay