Cho rằng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là cần thiết, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ đang nỗ lực đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ quan điểm trong chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời” tối 14/4 về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
- Quan điểm của Bộ trưởng thế nào trước ý kiến nên để thị trường bất động sản “rơi tự do” thay vì tháo gỡ khó khăn?
- Các thị trường phát triển đồng bộ thông suốt, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, do đó người dân sẽ được lợi từ quá trình phát triển của nền kinh tế. Thị trường bất động sản liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực đặc biệt là tài chính tiền tệ, sản xuất vật liệu xây dựng, thép, nội thất và cung ứng hạ tầng cho các khu công nghiệp. Những ngành này đều tạo nền tảng cho nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Thị trường bất động sản khó khăn không chỉ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác mà còn làm giảm thu nhập của người lao động, ảnh hưởng tới công ăn việc làm. Tăng trưởng chung của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và mọi người dân sẽ chịu thiệt thòi. Vì vậy tháo gỡ khó khăn cho thi trường bất động sản là một nhiệm vụ cần thiết. Nghị quyết Quốc hội đã yêu cầu làm ấm dần thị trường bất động sản, do đó Chính phủ đang nỗ lực đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh trong đó có thị trường bất động sản.
Chính phủ đang nỗ lực đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh trong đó có thị trường bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan |
- Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng mà Chính phủ đưa ra liệu có giúp vực dậy thị trường bất động sản như mong muốn, thưa Bộ trưởng?
- Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần hệ thống giải pháp rất đồng bộ. Trong đó có giải pháp về cấu trúc lại sản phẩm bất động sản, các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về vốn. Đất nước còn nghèo, chỉ dựa vào vốn thì rất khó khăn. Chính phủ đã cho ra một gói tín dụng 30.000 tỷ đồng trong đó yêu cầu Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho người nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang, công nhân khu công nghiệp, người khó khăn, lao động ở đô thị ở trong những ngôi nhà chật chội được cải thiện nhà, vay để mua, thuê, hoặc thuê mua nhà. Gói tín dụng này nhỏ nhưng rất quan trọng. Cùng sự hỗ trợ như không thu tiền sử dụng đất đối với những dự án nhà ở xã hội thì đây là một gói kích để tăng tiêu dùng và tăng sản xuất nói chung, từ đó tạo sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Sắp tới Chính phủ còn tập trung thực hiện chương trình 167 giai đoạn 2 với khoảng trên 500.000 hộ nghèo ở nông thôn được hỗ trợ để cải thiện nhà ở. Chính phủ cũng có một gói hỗ trợ cho 70.000 người có công, 60.000 hộ nghèo cho vùng bắc trung bộ và duyên hải miền Trung để cải thiện nhà ở cho vùng thương xuyên xảy ra bão lũ. Như vậy, gói hỗ trợ cùng gói tín dụng của Chính phủ chắc chắn sẽ tạo điều kiện tăng cầu nền kinh tế. Một lúc chúng ta làm nhiều việc, vừa tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển xã hội và giải quyết được nhà ở cho người nghèo.
- Singapore lấy từ thuế bán nhà thương mại để trợ giá cho người dân bản địa được mua nhà, qua đó kéo giá nhà xuống thấp. Trong bối cảnh giá nhà còn cao, theo Bộ trưởng, Việt Nam sẽ học hỏi kinh nghiệm của nước này thế nào?
- Chính sách của Singapore nói riêng và các nước nói chung đều được Việt Nam nghiên cứu để áp dụng. Chúng ta đang thực hiện chiến lược nhà ở, một mặt phát triển nhà ở thương mại để thỏa mãn khả năng chi trả và nhu cầu sử dụng nhà ở của người dân theo cơ chế thị trường, mặt khác phát triển nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ. Muốn hỗ trợ được thì Nhà nước phải thực hiện một chính sách điều tiết thu nhập tức là khuyến khích kinh tế theo thị trường để kinh tế tăng trưởng thu được ngân sách lớn sau đó điều tiết lại một phần ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo. Đây thể hiện chính sách nhất quán, ưu việt của xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn. Chúng ta đang thực hiện và tôi cho rằng còn thực hiện mạnh hơn các nước.
- Một số ý kiến cho rằng, để người nước ngoài sở hữu nhà ở cũng là một cách giải phóng hàng tồn kho. Quan điểm của Bộ Xây dựng về vấn đề này thế nào?
- Người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam một mặt sẽ giúp chúng ta tiêu thụ những sản phẩm bất động sản mặt khác sử dụng thêm được nhiều người lao động. Đây cũng là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bộ Xây dựng đang xây dựng và sau đó trình Chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, cố gắng trong năm 2013 sẽ trình Quốc hội.
Kỳ Duyên
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng