Ngoài việc giả giấy tờ, kẻ gian còn giả cả người đi công chứng. Một số lưu ý của các công chứng viên để nhiều người không bị dính các loại giả này.
Từ thông tin Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa khởi tố một vụ làm giả giấy tờ để đi công chứng hợp đồng bán nhà, đất (Pháp Luật TP.HCM ngày 15-4), nhiều công chứng viên (CCV) đưa ra những lời khuyên để giúp mọi người tránh được những cú lừa không quá tinh vi.
Có một đặc điểm về mẫu giấy mà nếu để ý kỹ nhiều người vẫn có thể nhận ra thật, giả. Trong một vụ làm giả giấy tờ để bán một căn nhà tại phường 15 (quận Tân Bình), những người liên quan phát hiện giấy chủ quyền nhà không đúng mẫu theo quy định hiện hành. Cụ thể, tại tháng 3-2010 thì giấy chủ quyền phải được cấp theo Nghị định 88/2009 của Chính phủ với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Thế mà giấy chủ quyền nhà đem ra mua bán lại là mẫu giấy theo quy định cũ với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
Ngoài ra, độ cũ, mới của các loại giấy cũng là yếu tố không nên bỏ qua. Nếu giấy chứng nhận được cấp đã khá lâu mà các nét mực đều còn mới tinh thì cũng cần phải xem lại. CCV Hoàng Mạnh Thắng kể: “Trong vụ một phụ nữ ở quận 6 nhờ người giả làm chồng để bán nhà, đất trong khi người chồng thật đang ở tù mà tôi đã phát hiện vào tháng 6-2012, tôi thấy CMND cấp được khoảng năm năm mà sao mới quá. Sinh nghi, tôi vặn hỏi người chồng giả những thông tin về “người vợ” thì rõ được trắng, đen”.
2. Đến tận nơi để xác minh cả giấy lẫn người
“Đến tận nơi để vừa thấy tận mắt tài sản, vừa xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không” - CCV Hoàng Mạnh Thắng đưa ra thêm một kinh nghiệm. Theo ông Thắng, bằng những con mắt “có nghề”, nhiều CCV đã “chặn bắt” được nhiều vụ giấy tờ giả, giúp người mua giao dịch được an toàn. Trong số ít vụ “lọt cửa” công chứng có một nguyên nhân chung thường thấy, đó là người mua không đến tận nơi xem nhà, đất.
Ông Thắng dặn dò: “Đầu tiên, người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch như nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao… Tiếp nữa là đến xem tại chỗ để có thể kiểm chứng đúng, sai, hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố… để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả”.
Đồng tình, CCV Lý Thị Như Hòa gợi ý: “Người mua có thể đến bất chợt để xem người đang ở trong nhà đó có phải là chủ thật hay có phải là vợ/chồng của người chủ thật theo các thông tin đã được cung cấp trước đó hay không. Người mua có thể thăm dò thái độ, hỏi lại họ có muốn bán nhà không... Đừng nghĩ làm vậy là thừa vì đã có trường hợp chồng lấy giấy chứng nhận rồi giấu vợ đem bán và để qua mặt CCV thì chồng thuê người khác đóng giả làm vợ”.
3. Lấy thêm thông tin từ cơ quan công chứng
Ngoài các loại giấy tờ nêu trên thì hợp đồng ủy quyền cũng có thể bị làm giả để người này bán nhà, đất của người kia. CCV Như Hòa cho biết: “Có trường hợp người cho vay đang giữ bản chính giấy chủ quyền nhà, đất của người vay đã làm giả hợp đồng ủy quyền để bán nhà, đất của người vay và bị CCV lật tẩy. Để tránh xui xẻo, người mua nhà, đất bằng các hợp đồng ủy quyền có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không rồi hãy giao dịch”.
Cũng theo CCV Hòa, có trường hợp người này chỉ ủy quyền cho người kia được thế chấp nhà nhưng người được ủy quyền đã tự chỉnh sửa, thêm thắt vào hợp đồng nội dung “được quyền bán nhà”. Vậy nên việc lấy thêm thông tin từ cơ quan công chứng sẽ giúp người mua tránh được nhiều hậu quả khó lường.
Chủ nhà phải cảnh giác việc đánh tráo Gần đây có những trường hợp giả vờ hỏi mua nhà, đất để đòi xem giấy chứng nhận bản chính rồi tìm cách làm giấy giả y hệt. Kẻ gian dùng giấy giả để trả lại chủ nhà, đồng thời dùng giấy thật để bán cho người khác. Người mua bị thiệt đã đành mà chủ nhà thật cũng xính vính với những rắc rối phát sinh. CCV Hoàng Mạnh Thắng nhắc nhở: “Chủ nhà phải hạn chế người khác tiếp xúc với bản chính giấy tờ nhà, đất để tránh bị đánh tráo”. |
NGUYÊN THI
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Chọn 4 địa điểm xây quảng trường kết hợp công viên biển dọc đường Nguyễn Tất Thành
- Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố xanh quốc gia
- Đà Nẵng: Xuất hiện doanh nghiệp bất động sản đầu tiên mua lại sản phẩm do mình bán ra
- Condotel, resort, shophouse… phải vào khuôn khổ
- Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ cảng Liên Chiểu, ga Đà Nẵng
- Thương hiệu khách sạn Four Points by Sheraton có mặt tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng phê duyệt lối xuống biển công cộng tại khu vực dự án The Song
- Nhà đầu tư nước ngoài "sốt sắng" đổ vốn vào bất động sản Việt Nam
- Chuyên gia nói gì về bất động sản nửa cuối năm 2018?
- Công bố 2 dự án khách sạn tại 75 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 và 178 Trần Phú, Đà Nẵng
- Xây khu phức hợp khách sạn 40 triệu USD bên Sông Hàn
- PGT Group mở bán khu đô thị PGT City vào ngày 8/7
- Có hay không dự án "vướng đất quốc phòng" nên chậm tiến độ?
- UBND THÀNH PHỐ TRẢ LỜI Ý KIẾN CỬ TRI Quy hoạch Quảng trường trung tâm, tinh giản biên chế
- Mở lối xuống biển, thu hồi đất các dự án không triển khai
- Nhất Nam Land được vinh danh top 20 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tiêu biểu Việt Nam 2017
- Vay tiêu dùng tại công ty tài chính - những sản phẩm nổi bật
- 8 sàn giao dịch bất động sản dừng hoạt động
- Ngừng thí điểm mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp ở Đà Nẵng
- Bất động sản giao dịch chậm