Hiện nay, trên thị trường bất động sản đang tồn tại nghịch lý về giá các phân khúc nhà ở. Vốn hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất nhưng giá nhà ở xã hội lại xấp xỉ giá nhà ở thương mại giá rẻ.
|
|
Mở đầu của cuộc cạnh tranh này đó là việc một dự án nhà ở thương mại đã công bố mức giá bán khá sốc 10 triệu đồng/m2. Đối tượng cạnh tranh được nhằm đến đó là dự án nhà ở thu nhập thấp. Theo lý giải của nhiều người, dự án nhà ở thu nhập thấp vốn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, chi phí vốn, tiền đất thế nhưng giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội lại cao hơn so nhà ở thương mại 2-3 triệu là điều hết sức phi lý.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng về 6 dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội của 3 tổng công ty lớn là Vinaconex, Hadinco, Viglacera, giá nhà thu nhập thấp hiện nay còn cao so với thu nhập của người dân. Theo ông Triệu Văn Dư, Phó giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội, bản thân doanh nghiệp này đang xây dựng dự án nhà thu nhập thấp với tổng số 420 căn hộ nhưng đến nay doanh nghiệp còn 100 căn không bán được cho ai. Dự án được mở bán mức giá 13 triệu đồng/m2. Giải thích con số 13 triệu đồng mỗi m2, mức giá cao nhất trong số các dự án nhà thu nhập thấp, ông Dư nhấn mạnh: "Sở dĩ có mức giá chênh giữa các dự án bởi đó đều là những dự án đầu tiên các chủ đầu tư triển khai, kết cấu nhà chúng tôi làm không khác gì nhà thương mại vì đều phải theo chuẩn xây dựng nói chung. Bản thân chúng tôi thấy không thể bớt giá thành xuống ở bất kỳ hạng mục nào". Trong khi đó, tại các dự án nhà ở thương mại vốn chẳng được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào nhưng một số doanh nghiệp đã mạnh tay giảm giá bán xuống mức thấp hơn giá nhà thu nhập thấp 2-3 triệu đồng/m2. Theo tính toán của một số chủ đầu tư, giá đầu tư mỗi m2 xây dựng hạng trên trung bình, phải từ 8-8,5 triệu đồng/m2 sàn xây dựng, hệ số sử dụng chỉ 80%, còn lại cầu thang, hành lang… thì giá thành xây dựng phải là 10 triệu đồng/m2, cộng với giá đất từ 20-25%, nghĩa là nếu bán với mức giá 10 triệu đồng/m2 chủ đầu tư không còn lãi. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ có được cơ hội thu hồi vốn, trả nợ được ngân hàng, giúp dự án vận hành... Theo ông Nguyễn Hữu Cường – đại diện Hiệp hội Bất động sản VN, thị trường đang xuất hiện làn sóng cạnh tranh giữa nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhà ở thương mại. Sở dĩ có hiện tượng trên là do tại các dự án thương mại, chủ đầu tư thường là tư nhân, nên các doanh nghiệp này đã tìm mọi biện pháp tiết giảm tối đa chi phí, thậm chí hy sinh lợi nhuận để giảm giá, thoát hàng. Còn tại dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, phần lớn là do các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận thì luôn ỳ ạch bởi một loạt thủ tục hạn chế trong cách quản lý nên khó có thể nhanh nhạy trong việc giảm giá được. Còn theo nhận định của ông Phạm Thanh Hưng – Phó tổng giám đốc Cengroup, cuộc cạnh tranh giữa nhà ở thương mại giá rẻ và nhà thu nhập thấp là cuộc tranh tranh không cân sức. Bởi nhà thu nhập thấp sau khi được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước đương nhiên sẽ rẻ hơn nhà ở thương mại. Thế nhưng thực tế lại ngược lại, nếu nghịch lý vẫn tiếp diễn thì niềm tin vào chính sách nhà ở sẽ bị lung lay. “Chính sách tốt nếu không điều tiết được thì người dân sẽ dùng sản phẩm thay thế giá rẻ hơn” ông Hưng nhấn mạnh. |
(Theo VnMedia)
|
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng