Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) cũng là người được xác lập quyền sở hữu tài sản được hình thành từ thừa kế tặng cho, chuyển nhượng.
Con trai anh chị hiện nay mới được 6 tuổi, độ tuổi được coi là người chưa thành niên nhưng không vì vấn đề độ tuổi mà con trai anh chị bị hạn chế quyền sở hữu tài sản.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau (năng lực pháp luật là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự). Như vậy, dù là người đã thành thành niên hay người chưa thành niên đều có năng lực pháp luật như nhau.
Tại Điều 20, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như sau:
1.Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Từ quy định trên có thể thấy người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) cũng là đối tượng được xác lập quyền sở hữu tài sản được hình thành từ thừa kế tặng cho, chuyển nhượng...
Việc cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những trường hợp được cấp sổ đỏ được quy định rất cụ thể tại Điều 49 Luật Đất đai 2003. Theo quy định tại khoản 4 điều này, người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
Như vậy, người được nhận tặng cho quyền sử dụng đất cũng một trong các đối tượng được cấp sổ đỏ.
Bên cạnh đó, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 cũng không có quy định nào hạn chế quyền sử dụng, sở hữu nhà đất của người chưa thành niên.
Với các quy định nêu trên, pháp luật về đất đai hoàn toàn không đề cập đến tuổi tối thiểu hay tối đa để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, con trai anh chị thuộc đối tượng được cấp sổ đỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế việc cấp sổ đỏ cho trẻ em gặp rất nhiều khó khăn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tỏ ra lúng túng trước việc cấp sổ đỏ cho trẻ em. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên này xuất phát từ nhận thức pháp luật còn hạn chế từ một số cá nhân và hướng dẫn chưa cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do vậy hầu hết các phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các quận, huyện trên cả nước chưa thực hiện việc cấp sổ đỏ cho trẻ em. Chúng tôi được biết mới có một trường hợp tại một tỉnh Miền Tây Nam Bộ đã cấp sổ đỏ cho trẻ em.
Luật sư Trương Anh Tú
Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Hà Nội
Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Hà Nội
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Đa dạng nguồn cung nhà ở chất lượng cao
- Đà Nẵng: Bảng giá đất giảm tới 40%
- Đề nghị công bố hai dự án bãi đỗ xe ngầm
- Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Dự án tàu điện ngầm: Ga chính tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương
- Bán vàng mua đất: Nên hay không?
- Bắt "cò" chung cư thu nhập thấp
- XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN NAM - ĐIỆN NGỌC
- Công chứng hợp tác chống giấy tờ giả
- Lãi suất cho vay 9,9%/năm
- Không nên bỏ quy định bắt buộc công chứng hợp đồng nhà, đất
- “Khai tử” tiền giấy 10.000 và 20.000 đồng
- Khách hàng nên chọn kênh đầu tư nào?
- Tổng kết thị trường BĐS tháng 9: Người mua rục rịch “xuống tiền”
- Thông tư số 140/2012/TT-BTC hướng dẫn kê khai miễn giảm thuế 2012
- Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Nhà đất giá 'mềm' rục rịch bán mua
- Giá khởi điểm đấu giá một số lô, khu đất trên địa bàn thành phố
- Hà Nội: "Cò" ngân hàng khiến hàng chục hộ dân mất nhà
- Thị trường BĐS: "Cá bé" đang nuốt "cá lớn"?