Ông Hồ Sỹ Lượng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, xúc động nói: “Sau 38 năm quê hương được giải phóng, bây giờ Hòa Quý thực sự đổi thay. Con đường thảm nhựa và những chiếc cầu làm cho đất và người Hòa Quý bật lên sức sống mới. Vinh dự hơn, con đường được mang tên người con đất Quảng: Võ Chí Công!
Đường Võ Chí Công đoạn qua phường Hòa Quý. Hai bên đường được quy hoạch đầu tư các khu đô thị sinh thái. |
Mấy tháng qua, cứ sáng sớm ông Phan Đình Dạng, ở tổ 9, Bình Kỳ lại băng qua mấy thửa ruộng lên con đường mới để thăm nom. Ra đường từ sớm khi mặt trời vừa hừng sáng, ông Dạng thong dong đi bộ ven đường và ngóng chờ các công nhân đến công trình. Gặp ông ở đầu cầu Khuê Đông cũng là lúc ông bịn rịn chia tay với anh em công nhân thi công. Ông Dạng nói, từ lúc tiếng búa máy ầm ầm vang ngoài bờ sông Cái lòng ông dâng lên cảm xúc khó tả. “Mỗi bữa cơm, hay gặp gỡ những người trong gia đình thì câu chuyện mở đầu vẫn là việc Nhà nước mở đường, làm cầu qua sông”. Tuổi ngoài 70 nhưng ông Dạng lại là người cập nhật tiến độ thi công ngoài công trình nhanh nhất. Hôm nay công trình cầu và đường đi qua đồng đất quê ông đã xong, vậy mà ông vẫn “ước chi con đường được làm sớm hơn để tui chạy bộ ven đường tập thể dục khi còn sức khỏe”. Ông Dạng kể hồi giữa tháng 3 vừa qua, ông ra UBND phường để nghe công bố quy hoạch dự án Khu tái định cư Bình Kỳ phía đông đường Võ Chí Công. “Tui rất đồng tình với chủ trương di dời giải tỏa để thành phố đầu tư thêm những dự án khác. Tui lo bởi các con cháu nói hiện nay kinh tế gặp nhiều khó khăn nên đề nghị chủ đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ để bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống, vui hưởng những thành quả cách mạng”, ông Dạng bộc bạch.
Ông Hồ Sỹ Lượng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường xúc động nói: “Sau 38 năm quê hương được giải phóng, bây giờ Hòa Quý thực sự đổi thay. Con đường thảm nhựa và những chiếc cầu làm cho đất và người Hòa Quý bật lên sức sống mới. Vinh dự hơn con đường được mang tên người con đất Quảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công”. Ông Lượng nói thêm: “Đường Võ Chí Công chính là con đường để người dân thoát nghèo. Từ vùng đất nông nghiệp manh mún, nhà cửa cũ kỹ, đường sá nắng bụi mưa lầy, các dự án đầu tư xây dựng của thành phố đang làm cho người dân nơi đây đổi đời. Tên con đường thực sự ý nghĩa, vì nước vì dân đúng như cuộc đời đồng chí Võ Chí Công”.
Dự án cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài (cũ), nay là đường Võ Chí Công thực sự đã làm lan tỏa không gian đô thị thành phố Đà Nẵng về phía nam với diện tích 3.000ha. Theo đó, những tiềm năng, lợi thế của vùng đất phía đông nam thành phố đang được đánh thức, hình thành một vành đai xanh văn hóa du lịch, nghỉ dưỡng và trung tâm giáo dục-đào tạo bậc nhất miền Trung. Đặc biệt, đường Võ Chí Công hình thành tuyến giao thông huyết mạch nối thẳng trung tâm thành phố vào các khu du lịch ven biển; nối liền Đà Nẵng với thành phố Hội An và tạo ra sự liên thông qua đường vành đai phía nam thành phố xuất phát từ Khu công nghiệp Hòa Khương (huyện Hòa Vang) nối xuống tuyến đường ven biển Trường Sa. Tuyến đường Võ Chí Công cũng tạo ra sự liên kết với các khu đô thị ở phía tây sông Vĩnh Điện thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ và làm đổi thay cả một vùng nông thôn rộng lớn trở thành những khu đô thị mới sầm uất.
Toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông trong vùng đang hoàn thiện, mở ra không gian cho sự phát triển quỹ đất của thành phố, tạo tiền đề phát triển đô thị về phía nam và có thêm điều kiện nâng cao mức sống của người dân trong vùng, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch.
Ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, cho biết việc hoàn thành đường Võ Chí Công sẽ là động lực để thành phố và các nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án đầu tư phát triển. Theo đó, quận Ngũ Hành Sơn đã công bố quy hoạch và phân kỳ đầu tư đến năm 2015 đối với 41 dự án, trong đó phường Hòa Hải có 18 dự án, phường Hòa Quý và Khuê Mỹ mỗi địa phương có 9 dự án và phường Mỹ An 5 dự án. Một số dự án lớn như: Khu dân cư Đông Hải; Khu TĐC Tây Nam Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước; Khu biệt thự sinh thái, Công viên văn hóa Làng quê và quần thể du lịch sông nước Hòa Quý; Khu đô thị FPT và Khu TĐC phục vụ tái định cư Khu đô thị FPT; khu TĐC Bá Tùng mở rộng; KDC Khu phố chợ Khuê Mỹ; khu số 4 mở rộng Nam cầu Tiên Sơn; KDC Bắc Mỹ An từ đường Phan Tứ đến Hồ Xuân Hương... Đây sẽ là những dự án mang lại sự đổi thay về kết cấu hạ tầng đô thị, tạo ra một diện mạo mới của quận Ngũ Hành Sơn trong tương lai.
Đi trên đường Võ Chí Công hôm nay trong tầm mắt là một vùng đất rộng lớn với những dự án đã và đang xây dựng. Một diện mạo đô thị mới với những con đường thênh thang rộng mở, những khu phố hiện đại, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ hòa quyện vào những khu dân cư cao tầng là thành quả của sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của lãnh đạo thành phố và quá trình nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố và quận Ngũ Hành Sơn trong hơn 15 năm qua.
Dự án cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Khuê Đông và đường Võ Chí Công Các công trình thuộc Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng bao gồm một cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ và một bắc qua sông Cái; tổng chiều dài toàn tuyến bao gồm cả cầu và đường 6,3 km. Công trình do CDM International (Mỹ) thiết kế, The Louis Berger (Mỹ) làm đơn vị tư vấn giám sát. Toàn bộ công trình bao gồm 4 gói thầu nhỏ, trong đó gói thầu C11 - xây dựng cầu Nguyễn Tri Phương dài 801,5 mét, rộng 26,3 mét do CIENCO 4 thi công; gói thầu C12- xây dựng cầu Khuê Đông dài 416,6 mét, rộng 26,3 mét, do Công ty CP Cầu 12 thuộc CIENCO 1 và Công ty CP Tư vấn Xây dựng Phú Xuân thi công; gói thầu C13a và C13b - xây dựng tuyến đường Nguyễn Tri Phương đi Hòa Quý (chia làm 2 giai đoạn) có chiều dài 5,194km, rộng 33 mét, 6 làn xe, cùng hệ thống hạ tầng đồng bộ đi theo như cống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng, do Liên danh Công ty CP Xây lắp Dầu khí 1 và Công ty CP Xây dựng hạ tầng phát triển nông thôn thi công. Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, với vận tốc cho phép lên đến 70km/giờ, được tổ chức 6 làn xe... Ngoài ra, với độ tĩnh không thông thuyền của cả cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Khuê Đông cùng thông số là 40 mét x 6 mét cho phép tất cả các loại thuyền đi lại trên sông Cẩm Lệ và sông Cái hoạt động bình thường ngay cả trong mùa mưa lũ. |
Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG - THANH VÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng có "Thung lũng Silicon" lớn nhất cả nước: Tổng vốn đầu tư 121 triệu USD, xác định mức doanh thu 3 tỷ USD/năm
- Sự thật sốc giao dịch đất nền Vân Đồn, Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Đề nghị hoàn trả 1.200 tỷ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng sắp có lễ hội Ẩm thực quốc tế
- Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm bất động sản nghỉ dưỡng
- Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Canada tại Đà Nẵng
- Giá đất nền tại Đà Nẵng bớt nóng
- Sở Xây dựng cảnh báo người dân trong giao dịch bất động sản
- Chuyện về những Nữ Doanh nhân
- Lưỡng thổ thành sơn, bất động sản có sóng trong năm Kỷ Hợi 2019
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án ở Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà
- Đầu tư 1.800 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Thủy Tú
- Ba thị trường địa ốc tâm điểm trong 2019
- Người nước ngoài được mua nhà tại 17 dự án ở Đà Nẵng
- Công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở - Đợt 01.
- Đà Nẵng công bố giá đất năm 2019
- Cảnh báo trong mua bán nhà đất, chuyển nhượng chung cư
- Sôi nổi thi công xây dựng đầu năm mới
- Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2
- Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng