Kể từ ngày 4/5/2013, Việt kiều, người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam sẽ được cấp "sổ đỏ"...
Việc cho phép Việt kiều, người nước ngoài mua nhà hiện nay chỉ mới dừng ở mức thí điểm.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho Việt kiều và người nước ngoài trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, kể từ ngày 4/5/2013, các đối tượng nói trên với tư cách là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, sở hữu tài sản khác gắn liền trên đất đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, nghĩa vụ tài chính sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tài sản.
UBND Thành phố nêu rõ, giấy chứng nhận được cấp cho người sử dụng đất, sở hữu nhà gắn liền với đất theo từng thửa đất. Thửa đất có nhiều người có quyền sử dụng, nhiều chủ sở hữu nhà ở thì giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản, còn quyền sử dụng đất là sử dụng chung.
Đối với hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt Nam thì nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại UBND phường, xã, thị trấn, nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. Đối với chủ sở hữu là người nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.
Tuy nhiên, Thành phố cũng nêu rõ một số loại đất sẽ không được cấp giấy chứng nhận như: đất do nhà nước giao, đất nông nghiệp, đất sân vườn, đất công cộng, đất thuộc vùng thu hồi…
Ngoài việc quy định cấp “sổ đỏ” cho nhà ở, tài sản, UBND Thành phố cũng quy định một số điều kiện để cấp giấy chứng nhận sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho các đối tượng nói trên.
Theo đó, chủ rừng sản xuất là rừng trồng được chứng nhận quyền sở hữu rừng nếu nguồn vốn đề trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng, được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ như: giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng, có quyết định của cơ quan thẩm quyền về giao rừng…
Hiện nay, theo quy định, người nước ngoài mua nhà và sở hữu nhà tại Việt Nam chỉ mới dừng ở mức thí điểm, trong đó cho phép tổ chức cá nhân nước ngoài mua nhà, sở hữu nhà tại Việt Nam trong thời hạn 5 năm.
Tuy nhiên, sau 5 năm thí điểm (từ năm 2008) đến nay chính sách này đã bộc lộ rõ những hạn chế mà điển hình là việc bó hẹp đối tượng được mua nhà, thủ tục rườm rà và chỉ được mua nhà để ở. Theo thống kê của Cục Đăng ký và thống kê (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tính đến tháng 2/2013, cả nước chỉ có 427 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam.
Theo Vneconomy
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch