Một trường hợp khai di sản thừa kế bị vướng vì công chứng viên không chấp nhận thông báo xác nhận mà yêu cầu phải có quyết định công nhận giám hộ đương nhiên. Người dân không thể đáp ứng vì luật chưa quy định...
Tưởng vậy là xong nên ông đã đem tất cả giấy tờ đến yêu cầu công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mẹ ông đến UBND phường nơi đang cư ngụ để đăng ký việc giám hộ và nộp quyết định công nhận giám hộ cho người anh thì mới được giải quyết. Kẹt nỗi, UBND phường 3, quận 4 không ra quyết định về việc giám hộ mà chỉ ra thông báo mẹ ông H. là người giám hộ đương nhiên của người anh của ông.
Chính vì lý do này mà đến nay cơ quan công chứng chưa tiến hành thủ tục công chứng hồ sơ khai nhận di sản của ông H. khiến ông chưa thể làm giấy tờ nhà để cùng với mẹ ông (đại diện cho người anh) thực hiện quyền sở hữu nhà.
Giám hộ đương nhiên cũng phải có quyết định? Theo Điều 29 Nghị định 158/2005 của Chính phủ (về đăng ký và quản lý hộ tịch), UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ. Do quy định này chỉ nói chung là đăng ký giám hộ chứ không nói rõ giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử đều phải đăng ký nên đang có hai cách hiểu khác nhau. Không cần quyết định Đã là giám hộ đương nhiên thì không cần phải ra quyết định công nhận. Các cơ quan chức năng chỉ cần căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân để giải quyết hồ sơ -ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường 3, quận 4, khẳng định. Ông Tuấn phân tích: Nghị định 158/2005 về thủ tục đăng ký việc giám hộ chỉ nói đến giám hộ cử và ra quyết định cho việc công nhận giám hộ cử chứ không nói đến giám hộ đương nhiên. Một cán bộ tư pháp một phường ở quận 3 cũng đồng ý như vậy: “Lâu nay nhắc tới giám hộ đương nhiên thì tôi thấy người dân chỉ cần xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân là sẽ được các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết. Cái nào pháp luật có quy định, có biểu mẫu thì cán bộ, công chức mới được làm chứ không quy định thì làm sao phường ký được”. Đồng tình, một công chứng viên ở một phòng công chứng tại TP.HCM nêu: “Nếu xét thấy việc xác định người làm giám hộ đương nhiên không bị tranh chấp thì công chứng viên nên dựa vào các giấy tờ nhân thân của họ để giải quyết hồ sơ”. Phải có quyết định Bà Phan Thị Bình Thuận, Trưởng phòng Công chứng số 1, TP.HCM, cho rằng việc giám hộ đương nhiên cũng cần phải có quyết định công nhận và việc công chứng viên yêu cầu ông H. phải bổ sung quyết định này là có cơ sở. Bởi lẽ pháp luật đã quy định việc đăng ký giám hộ phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là UBND phường thì họ phải thực hiện. Nếu UBND phường cho rằng chưa có biểu mẫu, quy định về việc này thì họ phải kiến nghị cấp trên hướng dẫn. Cũng theo bà Thuận, trên thực tế có tòa sau khi tuyên bố người nào đó mất năng lực hành vi dân sự thì họ nêu rõ luôn về người giám hộ của người này để các cơ quan khác có cơ sở xử lý. Nhưng cũng có tòa bỏ lửng về việc giám hộ nên không còn cách nào khác là người dân phải đến UBND phường đăng ký việc giám hộ để có quyết định công nhận rõ ràng. Trong vụ việc cụ thể này, Phòng Công chứng số 1 đã xin ý kiến của Sở Tư pháp và đợi khi có văn bản của Sở thì phòng sẽ tiếp tục xem xét, giải quyết hồ sơ. _______________________________________ Đã hỏi Bộ từ năm 2012 nhưng chưa có phản hồi Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Có hai loại giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử (áp dụng cho trường hợp không có người giam hộ đương nhiên). Việc công nhận giám hộ cử đã được quy định cụ thể trong Nghị định 158/2005. Còn giám hộ đương nhiên thì hiện chưa có quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền công nhận. Từ đó làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan khi thực hiện giao dịch, đặc biệt là giao dịch liên quan đến tài sản. Ngày 16-10-2012, Sở Tư pháp TP.HCM có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về việc giám hộ đương nhiên nhưng đến nay Bộ vẫn chưa có ý kiến phản hồi. Bà LÊ THỊ BÌNH MINH, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM |
KIM PHỤNG
Theo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn