(Cadn.com.vn) - Đã từ lâu các ngân hàng (NH) chỉ tập trung chạy đua huy động mà “quên” khâu giải ngân khiến nguồn vốn dư thừa. Tình hình kinh tế biến động theo chiều hướng tiêu cực khiến các NH phải nhìn nhận lại khâu giải ngân và bây giờ họ bắt đầu cuộc đua mở hầu bao cho vay với mức lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, việc cho khách hàng vay cũng đang trong tình cảnh “kén cá chọn canh”.
ĐỒNG LOẠT MỞ HẦU BAO
Hàng loạt các nhà băng liên tục giảm lãi suất cho vay và tung nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để kéo doanh nghiệp (DN) và cá nhân trở lại vay vốn nhằm góp phần thúc đẩy SXKD, cải thiện mức tăng trưởng tín dụng. Từ ngày 10-4-2013, Maritime Bank triển khai gói sản phẩm 3M (M-Flex, M-Float và M-Reset) với hạn mức tín dụng lên tới 3.000 tỷ đồng và lãi suất ưu đãi mang giá trị vượt trội từ 7%/năm. Cuối tuần trước, thị trường xôn xao trước thông tin Vietcombank bất ngờ hạ lãi suất huy động xuống 6%/năm, mức giảm mạnh chưa từng có trong thời gian này. Đây là lần thứ hai liên tiếp, NH này đi đầu trong đợt giảm lãi suất dù NHNN chưa có động thái giảm trần lãi suất huy động.
NH An Bình (ABBANK) dành 500 tỷ đồng triển khai chương trình “Vay nhanh - Thắng lớn”, áp dụng từ ngày 22-4 với lãi suất ưu đãi 9,9% trong 3 tháng đầu tiên dành cho khách hàng cá nhân. Ngoài ra, 100 khách hàng đầu tiên có khoản vay được giải ngân tại ABBANK được tặng ngay 1 triệu đồng. NH SeABank dành 2.000 tỷ đồng cho hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ. Theo đó, các DN thuộc lĩnh vực sản phẩm XK; sản xuất, chế biến, gia công, dược phẩm và thiết bị y tế; xăng dầu, gas, nhiên liệu, dệt may, tơ sợi, da giày sẽ được hưởng lãi suất từ 9,9%/năm áp dụng tối đa cho 3 tháng đầu của kỳ hạn vay và miễn phí toàn bộ doanh số chuyển tiền trong nước tương ứng với phần doanh số giải ngân.
Trước đó, hàng loạt NH liên tục tung ra các mức lãi suất thấp để mời chào DN, cá nhân vay vốn như NH OCB ở mức 11,5%/năm; NH Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) dành 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho các khách hàng vay tiêu dùng, sản xuất và XK...
Theo ông Võ Minh - Giám đốc NHNN TP Đà Nẵng, hàng loạt DN suy kiệt, thiếu vốn hoặc không có khả năng hấp thụ vốn, trong khi NH ứ đọng vốn đang trở thành một nghịch lý, nhất là khi đầu ra của DN gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua hệ thống NH đã tiết giảm tối đa chi phí để giảm lãi suất cho vay, vấn đề hiện nay là giảm nữa thì giảm tới đâu cho phù hợp với hoạt động SXKD của DN.
Mặc dù nhiều NH mở hầu bao với lãi suất thấp nhưng vẫn có rất ít DN tiếp cận được khoản vay do nhiều nguyên nhân như: DN không có mối quan hệ tốt với NH, không có tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính không tốt hoặc khi thẩm định các NH cho rằng DN chỉ vay vốn để trả các khoản nợ cũ với mức lãi suất cao đã vay trước đó. Ông Giáp - Phó Giám đốc một Cty ô-tô tại Đà Nẵng chia sẻ, nhiều NH liên tục công khai dành hàng ngàn tỷ đồng để cho vay với mức lãi suất hấp dẫn, nhưng tiếp cận nguồn vốn đó không dễ. Ông Giáp nêu trường hợp cụ thể, Cty V. kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đến Cty chúng tôi đặt mua một số ô-tô tải để mở rộng kinh doanh, nhưng do thiếu tiền nên thế chấp GCNQSD đất, hợp đồng vận chuyển, thậm chí cả giấy tờ xe để tiếp cận vốn NH. Tuy nhiên, cầm giấy tờ gõ cửa một số NH trên địa bàn để vay vốn nhưng các NH đưa ra hàng loạt tiêu chí khá phức tạp để từ chối. Có NH đồng ý cho vay nhưng lại cho vay với mức hạn mức thấp...
Có một thực tế, nhiều NH vẫn thiếu niềm tin vào DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ nên chỉ cho những DN lớn vay. Giám đốc một chi nhánh NH trên địa bàn TP chia sẻ, bây giờ NH sợ nhất là vấn đề nợ xấu vì một thời gian chúng tôi điêu đứng vì nó. Do vậy, dù có dành hàng ngàn tỷ đồng cho vay với lãi suất thấp, nhưng để chọn được một khách hàng cho vay không phải là điều dễ dàng. Vị giám đốc này thừa nhận, NH chúng tôi chỉ ưu tiên cho khách hàng có chỉ số xếp hạng tín dụng tốt.
Một điều nữa là không ít DN không biết vay vốn để làm gì khi thị trường đầu ra đang lao dốc, không dám mở rộng SXKD trong thời điểm này. Ông Nguyễn Hữu Thành - Giám đốc Cty Minh Toàn than vãn, hiện nhiều DN không biết vay vốn để làm gì, vì hàng hóa sản xuất ra không bán được nên không có động lực để vay chứ không phải... chê.
NH đang thừa vốn, DN thực sự cần lại khó tiếp cận - bài toán này chỉ có lời giải khi hai bên hiểu nhau, nhưng xem ra còn khó khăn vì thiện chí của NH và nhu cầu của DN nhiều khi cứ như nước với lửa.
Xuân Đương
|
Các bản tin khác
- Cocobay: Hiệu ứng truyền thông hay hiện tượng trên thị trường địa ốc?
- ‘Thảnh thơi sống’ với số tiền đầu tư 560 triệu đồng
- WB xem xét hỗ trợ kỹ thuật dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Phú Gia Thịnh ra mắt dự án mới tại trung tâm TP Đà Nẵng
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết chung cư cho người thu nhập thấp
- Thêm khu “đất vàng” ven biển được chia lô bán nền
- Tổ hợp du lịch giải trí 11.000 tỷ ở Đà Nẵng hiện tại ra sao?
- Sớm triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Thanh khoản hơn 90% dự án khu đô thị Mỹ Gia - Nam Đà Nẵng
- 400 khách hàng TP HCM quan tâm dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng
- Sun River City: Đất nền biệt thự ven sông "cháy hàng" trong ngày mở bán
- Sun World Da Nang Wonders và Liên đoàn Lao động Đà Nẵng kí kết hợp tác chương trình “Phúc lợi đoàn viên”
- Đổ tiền vào bất động sản, người Việt mê đất hay do thời thế?
- Khách sạn, nghỉ dưỡng hút nhà đầu tư lớn
- 3 cách 'soi' pháp lý bất động sản hiệu quả
- “Sau APEC, thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn sôi động”
- Phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá lô đất ký hiệu A20 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt
- InterContinental Danang: địa điểm tổ chức tiệc cưới lý tưởng nhất thế giới
- Quy hoạch phát triển khu đô thị mới Hòa Quý và Hòa Ninh, Hòa Sơn
- Hé lộ dự án “định vị điểm” tạo cú hích cho địa ốc Đông Nam Đà Nẵng