Tại nhiều quận huyện, người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng xin trả lại vì phải đóng tiền sử dụng đất quá cao.
Tại UBND Q.8, rất nhiều GCN đã phát hành nhưng người dân xin trả lại - Ảnh: Đình Sơn |
Theo Cục Thuế TP.HCM, đến nay TP (chưa tính quận 2, 9) đang tồn đọng hơn 4.500 hồ sơ chưa xác định được nghĩa vụ tài chính nên chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (GCN).
Ghi nợ... hoãn binh
Mới đây ông Võ Quang Dinh ở số 138 Hưng Phú, P.8, Q.8 đã xin rút lại hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở căn nhà gần 300 m2, trong đó đất vượt hạn mức khoảng 140 m2 bởi không "kham" nổi với số tiền sử dụng đất (TSDĐ) cho phần đất vượt hạn mức lên đến hơn 1 tỉ đồng. Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xập xệ, ông Dinh nói: "Tôi 87 tuổi, vợ tôi cũng đã 80, căn nhà cho thuê mỗi tháng được 4 triệu đồng chỉ đủ ăn, lấy đâu ra hơn 1 tỉ đồng để trả TSDĐ".
|
Được biết căn nhà trên hai vợ chồng ông mua từ cách đây mấy chục năm. Vì không có nhu cầu vay mượn ngân hàng hay mua bán gì nên đến nay ông mới chuyển mục đích sử dụng đất thì tiền quá cao. “Khi biết số tiền cao như vậy, gia đình yêu cầu rút lại hồ sơ, trả lại GCN nhưng quận không cho. Xin giảm tiền cũng không được. Quận hướng dẫn cho ghi nợ TSDĐ 5 năm nhưng nợ rồi cũng phải trả. Vợ chồng tôi đã quá già, giờ còn không có tiền đóng huống gì 5 năm nữa, chỉ còn nước bán nhà”, ông Dinh buồn bã cho biết.
Tương tự, ngay khi nhận được thông báo đóng TSDĐ hơn 720 triệu đồng cho 90 m2 đất ngoài hạn mức, anh Vũ Văn Hiền, nhà số 588 Hưng Phú, Q.8 đã làm đơn lên UBND Q.8 xin rút hồ sơ, trả lại GCN hoặc xin được trả góp. Tuy nhiên, yêu cầu trên không được chấp thuận mà anh chỉ được ghi nợ TSDĐ. Anh Hiền than thở, theo thông báo chi cục thuế ghi, sau 30 ngày không đóng tiền sẽ bị phạt lãi suất chậm nộp là 0,05%/ngày/tổng số tiền phải đóng nên anh phải "cắn răng" ghi nợ. Bởi số tiền trên quá lớn với gia đình anh nên anh chưa biết "lấy đâu mà đóng".
Cùng cảnh ngộ là ông Hiền (Q.Bình Tân) chỉ có 8 m2 đất ngoài hạn mức nhưng số TSDĐ phải đóng lên đến 120 triệu đồng. Số tiền quá lớn so với thu nhập nên ông Hiền quyết định làm đơn xin trả lại GCN. “Đất này tôi mua từ năm 1959 đã có giấy trắng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp). Nay bắt tôi đóng thêm một khoản tiền lớn như vậy có khác nào tôi mua đất của chính tôi thêm một lần nữa”, ông Hiền phân trần.
Trong buổi làm việc với đoàn công tác Sở Tài nguyên - Môi trường TP về công tác cấp GCN, UBND Q.8, cho biết, có khoảng 300 trường hợp người dân xin trả lại GCN vì TSDĐ quá cao. Ngoài ra, hàng trăm hồ sơ khác bị “tắc” vì người dân không chịu đóng TSDĐ. Tuy nhiên, việc cấp giấy là đúng quy trình và theo yêu cầu của người dân nên không thể hủy GCN, quận chỉ biết hướng dẫn người dân ghi nợ TSDĐ. Quận Bình Tân cũng có gần 200 trường hợp người dân đã được cấp GCN nhưng xin trả lại vì TSDĐ quá cao.
Theo ông Đoàn Nhật, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, trường hợp đã cấp giấy nhưng xin trả lại vì TSDĐ cao cũng xảy ra trên địa bàn huyện. Tại Q.3 cũng còn 1.836 hồ sơ cấp GCN cần phải bổ sung pháp lý nhưng hầu như người dân không lên bổ sung hồ sơ để ra sổ vì TSDĐ cao.
Nên giảm hệ số xuống còn 1,5 lần
Mới đây Sở Tài chính đã trình UBND TP về điều chỉnh giảm hệ số K (hệ số sử dụng đất). Theo đó, trường hợp công nhận quyền sử dụng đất (hợp thức hóa) toàn bộ diện tích đất ngoài hạn mức đất ở đều nộp TSDĐ theo hệ số K là bằng 2 lần bảng giá đất do TP ban hành công bố hằng năm. Trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, đối với phần vượt hạn mức nhưng không quá một lần hạn mức đất ở thì hệ số K là 2. Phần diện tích đất vượt trên mức này thì hệ số K từ 3,5 - 4,5 lần bảng giá đất tùy theo khu vực.
Nhiều địa phương cho rằng, hệ số như vậy vẫn còn quá cao so với thu nhập của người dân, làm cản trở người dân chuyển mục đích sử dụng đất, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Vì vậy, các địa phương kiến nghị, toàn bộ diện tích đất vượt hạn mức khi công nhận lẫn chuyển mục đích sử dụng đất chỉ nên thu TSDĐ gấp 2 lần so với bảng giá đất. Thậm chí Q.Tân Phú kiến nghị trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức thì hệ số K là 2 lần, còn hợp thức hóa nhà đất chỉ nộp 1,5 lần bảng giá đất.
Tại cuộc họp với các sở ngành, quận huyện về hệ số K tính TSDĐ cách đây 2 ngày, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP đề nghị Sở Tài chính dự thảo tờ trình để TP thông qua việc cho giảm hệ số K cho phần diện tích đất vượt hạn mức trên địa bàn TP xuống còn 2 lần. Trong vài ngày tới TP sẽ có văn bản gửi xin ý kiến Thủ tướng nhằm giúp giải quyết vướng mắc của TP lâu nay. “Tính TSDĐ với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, phần vượt hạn mức sẽ áp dụng hệ số K bằng 2 lần. Điều này sẽ giúp giải quyết được những bức xúc về nhà ở cho người dân TP lâu nay”, ông Tín cho hay.
Đình Sơn
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Xu hướng bất động sản cho giới trẻ
- Thị trường bất động sản: Tăng tốc đón mùa sôi động nhất trong năm
- Đà Nẵng: Phát triển không gian ngầm tại 2 bờ Đông, Tây sông Hàn và khu vực Sân bay
- Bà Nà Hills Golf Club - sân golf mới tốt nhất thế giới
- Kỷ niệm 20 năm TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương: 20 năm ấy biết bao nhiêu tình!
- Bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu vay cuối năm
- Dân Hà Nội “đổ xô” mua căn hộ hướng biển
- Địa ốc Nhà Vuông phân phối dự án Luxury Apartment Đà Nẵng
- Quảng bá du lịch Sơn Trà và biển Đà Nẵng
- Sóng đầu tư đổ về các thị trường mới
- Cocobay Đà Nẵng được bán nhà hình thành trong tương lai
- Bất động sản tích hợp công nghệ: Xu hướng thị trường 2017?
- Khách Đà Nẵng “Khám phá hành trình Novaland”: Hành trình của niềm tin
- Bán đảo Sơn Trà sẽ là khu du lịch quốc gia
- Xin chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng
- Cẩn trọng với bẫy khách hàng của môi giới tay ngang
- Tập đoàn Kangwon Land (Hàn Quốc) tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản tăng mạnh Nhiều gói vay hỗ trợ khách hàng
- Mercure Bà Nà Hills French Village khuyến mại khủng mùa trăng mật
- Mua nhà hỗ trợ lãi suất 0%, lợi thì có lợi…