Hiện thông tư hướng dẫn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản đã cơ bản hoàn tất...
Sau khi thông tư ra đời, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại linh hoạt trong việc cấp tín dụng cho các đối tượng thuộc diện được vay ưu đãi để thuê, mua nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, lý giải thích về việc chậm trễ ban hành thông tư trên, đại diện Vụ Tín dụng cho biết, trong một vài tháng để ra được một thông tư đầy đủ, hoàn chỉnh và phải đảm bảo minh bạch là rất khó khăn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải tính toán kỹ nhiều yếu tố tác động khác nhau đến an sinh xã hội, nguồn cung tiền và lạm phát. Hơn nữa, nếu đưa ra sớm mà tính toán không kỹ thì có thể sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.
“Chúng tôi kỳ vọng, khi thông tư này được ban hành sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ vì đây là một sự cố gắng của Chính phủ trong bối cảnh ngân sách có hạn”, ông Mạnh nói.
Gợi mở một số quy định chính thức trong thông tư sắp tới, đại diện Vụ Tín dụng, cho biết một số quy định mới nêu trong thông tư, như áp dụng cho các đối tượng được vay lãi suất sẽ cố định 6%/năm trong 10 năm; mức lãi suất này không thay đổi nếu lãi suất trên thị trường tăng cao nhưng sẽ được điều chỉnh giảm xuống tương ứng với mức lãi suất thị trường trong trường hợp lãi suất thị trường thấp hơn mức 6%/năm. Ngoài ra, thông tư cũng quy định những đối tượng mới lần đầu tiên được áp dụng ưu đãi…
Sau khi thông tư ra đời, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại linh hoạt trong việc cấp tín dụng cho các đối tượng thuộc diện được vay ưu đãi để thuê, mua nhà ở xã hội.
Trong khi đó, theo ông Vũ Xuân Thiện, Cục phó Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), để ra được thông tư này, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã không dưới 4 lần “ngồi với nhau” để thống nhất nhiều quy định sao cho hợp lý nhất. Do đó, quan điểm của cả hai cơ quan này là “chậm mà chắc”, mục tiêu cao nhất là làm sao để thông tư phải đi vào được trong cuộc sống chứ không phải là soạn xong, ban hành ra rồi để đấy.
Ngoài ra, song song với thông tư của Ngân hàng Nhà nước, đại diện Bộ Xây dựng cho biết cơ quan này cũng sắp sửa hoàn tất một thông tư hướng dẫn khác quy định về đối tượng được vay, điều kiện được vay vốn trong chương trình hỗ trợ thị trường bất động sản lần này của Chính phủ.
Theo Song Hà (VnEconomy)
Các bản tin khác
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"