Tối 30-5, tại Nhà hát TP Hà Nội, Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo T.Ư), Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc), Nhà xuất bản Dân trí (Hội Khuyến học Việt Nam) đã tổ chức lễ tổng kết, trao giải thưởng Cuộc thi viết "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" và tôn vinh những nhân vật được thể hiện trong các tác phẩm đoạt giải. Đến dự, có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội.Lễ tổng kết, trao giải cho các tác phẩm xuất sắc và tôn vinh những đơn vị, cá nhân được công nhận là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào 20 giờ ngày 30 tháng 5 năm 2013, truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình An ninh (ANTV).
Đây là hoạt động thiết thực nhằm phát hiện những nhân tố mới đóng góp quan trọng về mọi mặt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã gửi lẵng hoa chúc mừng; ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội đã tới dự.
Phát biểu khai mạc, Nhà văn, tiến sỹ Phạm Việt Long, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết cuộc thi viết “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” tập trung vào các đề tài Vì Đảng vững mạnh, Vì Cộng đồng, Vì Môi trường, Vì sức khỏe, Vì sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, Vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới…
Cuộc thi viết và tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” được phát động từ tháng 4/2012 nhằm góp phần hưởng ứng Cuộc vận động lớn về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng CSVN phát động và thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động báo chí, xuất bản.
Trên cơ sở thành công của Cuộc vận động, Ban Tuyên giáo Trung ương đã bảo trợ và chỉ đạo Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Vụ Báo chí – Xuất bản phối hợp với Nhà Xuất bản Dân trí, Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam tổ chức cuộc thi viết và lễ tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm phát hiện những tập thể, cá nhân, những con người mới, nhân tố mới có nhiều đóng góp quan trọng về mọi mặt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự kiện này được tổng kết bằng lễ Tôn vinh và trao giải thưởng trang trọng, được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình An Ninh (ANTV) vào hồi 20 giờ ngày 30 tháng 5 năm 2013, thiết thực kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh của Chủ tich Hồ Chí Minh.
Các bài viết tham gia dự thi gồm nhiều thể loại phong phú, phản ánh một cách sinh động, đa dạng về các nhân tố mới, gương sáng, điển hình tiên tiến… Tập trung nhiều nhất là các bài viết về lĩnh vực y tế, giáo dục (hơn 30 bài) giới thiệu về các gương thầy thuốc, thầy giáo liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo con người, là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đó là 25 bài viết giới thiệu về những doanh nghiệp, chân dung doanh nhân; những tập thể, cá nhân vượt khó, có nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học kỹ thuật, có hiệu quả kinh tế vào sản xuất kinh doanh, trách nhiệm xã hội thông qua công tác từ thiện, nhân đạo đối với cộng đồng. Có hơn 20 bài phản ánh về nhân tố mới là trí thức tiêu biểu, các điển hình thực hiện tốt nghị quyết đại hội đảng các cấp, năng động trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, những tấm gương tiêu biểu vươn lên làm giàu cho quê hương, đất nước, thực hiện “đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, đồng bào vùng sâu, xa, nhất là vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Các bài viết còn lại đề cập đến nhân tố mới trong lĩnh vực văn hóa; kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế vùng biên; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Một số bài viết còn đề xuất những giải pháp, kinh nghiệm giúp Đảng, Nhà nước cũng như các ngành, các cấp, các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, đời sống, góp phần giữ vững cuộc sống bình yên để có điều kiện phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đáng chú ý, có tác giả gửi một chùm gồm nhiều bài viết về dự thi, như: Chùm 5 bài viết về trí thức, nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp khoa học, nghệ thuật nước nhà, chùm 3 bài viết về chiến sĩ lực lượng vũ trang vừa vững vàng trên tuyến đầu bảo vệ tổ quốc, vừa giúp dân sản xuất gieo trồng, xóa đói giảm nghèo.
Ban tổ chức cuộc thi đã thành lập Hội đồng Giám khảo gồm 7 thành viên, do PGS. TS Nguyễn Hữu Thức làm Chủ tịch, nhà văn Ma Văn Kháng, nhà báo Phạm Đức Lượng làm phó Chủ tịch. Hội đồng đã chấm, chọn được 10 tác phẩm đạt giải, trong đó có 1 giải nhất (20 triệu đồng), 2 giải nhì (mỗi giải 10 triệu đồng), 3 giải ba (mỗi giải 5 triệu đồng), 4 giải khuyến khích (mỗi giải 1 triệu đồng). Kinh phí chi cho giải thưởng và việc tổ chức cuộc thi không dùng ngân sách nhà nước. Những tác phẩm tốt trong cuộc thi này đã được đăng trên Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam để lấy ý kiến của đông đảo bạn đọc thông qua địa chỉ: www.vanhien.vn và sẽ được NXB Dân trí xuất bản trong cuốn sách “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”. Ấn phẩm này được lưu hành rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà trường nhằm tuyên truyền về những tấm gương điển hình cho các thế hệ hiện nay và kế tiếp noi theo.
Xin điểm qua một số nhân tố mới qua các bài dự thi, đã được tuyển chọn đăng trên Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam:
Hai tác giả gửi 2 chùm bài viết công phu về dự thi: Chùm 5 bài viết về các nhà khoa học, nghệ sĩ đã nêu bật tấm gương học tập, nghiên cứu để phụng sự đất nước của GS. Ngô Bảo Châu – người Việt Nam đầu tiên được nhận Huy chương Fields, tột đỉnh vinh quang đối với một nhà khoa học ở bất cứ nước nào; GS. Trần Thanh Vân – Nhà tổ chức và lãnh đạo vật lý nổi tiếng thế giới, 1 trong số 13 nhà vật lý được tặng Huy chương Tate suốt 50 năm qua; GS. Đặng Hữu, người đi tiên phong kết nối Việt Nam với thế giới hôm nay; PGS.TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đôc Bệnh viện Châm cứu trung ương, người đã có công bảo tồn, phát huy kỹ thuật châm tê phẫu thuật và kỹ thuật châm cứu chữa bệnh của dân tộc; Nghệ sĩ Dương Minh Chính – một nghệ sĩ Violin đẳng cấp quốc tế. Chùm 3 bài viết vê lực lượng vũ trang, với các chiến sĩ quân đội nhân dâncống hiến trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Thượng tá Võ Trọng Hải hơn 20 năm gắn bó, đã góp phần quan trọng xây dựng Đồn biên phòng cửa khẩu Cầu Treo thành đơn vị điển hình tiên tiến nhiều năm liên tục của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, được Nhà nước tuyên dương “Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân” lần thứ hai; Thiếu tướng, GS-TS, Thầy thuốc Nhân dân Lê Năm – Giám đốc Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác cùng tập thể Viện xây dựng Viện thành đơn vị giàu uy tín; Thượng tá Vũ Duy Tuấn cùng Đoàn sản xuất 825 – Đơn vị điển hình toàn diện – vừa vững vàng cầm súng bảo vệ biên cương Tổ quốc, vừa giúp nhân dân Sốp Cộp (Sơn La) sản xuất, gieo trồng, xóa đói giảm nghèo.
“Sống bằng khoa học” là một trong những bài viết có số lượt truy cập cao nhất, giới thiệu nhân tố mới là cựu chiến binh, Đại tá Ts, Bs Trần Minh Vịnh từng là Bác sĩ Quân y, sau khi về nghỉ hưu, năm 2003, đã thành lập Công ty CP dược thảo Phúc Vinh, bằng nghiên cứu khoa học làm ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng để có tiền nuôi khoa học, tức là sống bằng khoa học, bằng sản phẩm của chính mình, có ích cho đời.
Gương Thầy thuốc Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Nhạc sĩ, Đại tá Phạm Vinh Quang trong bài “Thầy Quang: Cứu người là niềm vui bất tận”, vừa là thầy giáo đào tạo con người, vừa là thầy thuốc cứu người. Với thầy Quang, cứu người là niềm vui bất tận… Trong suốt 30 năm làm bác sĩ ở Khoa phẫu thuật lồng ngực Tim mạch nội tiết, Bệnh viện 103 (Học viện Quân y), chưa có bất cứ một bệnh nhân nào phải tử vong đáng tiếc do thiếu tinh thần trách nhiệm dưới tay Thầy Quang.
Thầy thuốc Đại tá, Bác sĩ Phan Ngọc Minh, nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm nghiên cứu sản xuất thuốc, Học viện Quân y, đã tách chiết được nhiều chế phẩm sinh học có chất lượng cao tăng cường sức khỏe người bệnh, góp phần phát triển ngành chăn nuôi và thủy sản, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như người bệnh và bà con nông dân hết sức hoan nghênh.
Các nhân tố mới như Lương y Đặng Quốc Tuấn chủ Phòng khám đông y Thiên Phúc Đường ở sâu trong ngõ khuất tại 217A đường Trường Chinh, Hà Nội “hữu xạ tự nhiên hương” về bài thuốc gia truyền chữa bệnh phong tê thấp. Dược sĩ Phạm Quang Mười ở Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã khéo kết hợp giữa y học truyền thống và y học hiện đại chữa bệnh cứu người. Lương y Phạm Khắc Tỉnh ở Chí Linh, Hải Dương được mệnh danh “khắc tinh” của “bệnh nhà giàu” như gút, tiểu đường, viêm đa khớp…. Bs Bùi Thị Hiệp, Phó Chủ tich Thường trực Hội Y học Hà Nội, là người “mẹ hiền” của những bệnh nhi, mang y đức phục vụ nhân dân. Lương y Nguyễn Lễ (Đại Lộc, Quảng Nam) thấm nhuần đạo lý “Hạnh phúc lớn nhất của người thầy thuốc là cứu được một người khỏi bệnh”. Lương y Nguyễn Đoàn ở Sơn La – Người mang sự sống trở lại cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. “Nhà thuốc gia truyền Đại Phú An của ông Đỗ Đức Tĩnh ở Yên Bái: Tâm huyết với nghiệp chữa bệnh cứu người” với những bài thuốc gia truyền cao cấp như: Tinh dầu thảo dược chữa đau nhức cơ thể, Cao thực vật an thần, Cao thực vật trị viêm gan, Thuốc đặc trị viêm xoang…” mà người bệnh trên khắp đất nước tìm đến để chữa bệnh. Dược sĩ – lương y Đào Kim Long, nguyên giảng viên của trường Đại học Dược khoa Hà Nội, chữa khỏi bệnh nan y cho nhiều người, được bệnh nhân kính trọng gọi là “một vị đại phu có cách cư xử thực sự lương y”… Còn nhiều nhân tố mới là các gương thầy thuốc tiêu biểu hết lòng vì bệnh nhân, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” như Trung tâm Cấy chỉ – Phục hồi chức năng Minh Quang ở 12B Lý Nam Đế, Hà Nội. Nơi đó giống như một gia đình đầm ấm mà chủ nhà là Đại tá, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Quách Tuấn Vinh. “Nhà Thuốc Dư Ba (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa): Địa chỉ vàng cho bệnh nhân xơ gan cổ chướng”; “Danh y gia truyền trên đỉnh Hoàng Liên” (Lào Cai) Phạm Trọng Hùng “mát tay” với những cặp vợ chồng hiếm muộn con cái và bệnh khớp. “Nhà thuốc đông y gia truyền Nam Lạng (Nam Định): Mang hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn”.
“Doanh Nhân Vũ Tiến Đức: Học tập Bác Hồ từ những việc bình dị nhất”. Trong sản xuất, kinh doanh đã tìm ra lối đi riêng phù hợp, phát triển bền vững, góp phần đưa hình ảnh đẹp của Việt Nam ra thế giới. Trong đời thường sống bình dị, giàu lòng nhân đức, thường xuyên làm từ thiện cứu giúp trẻ em nghèo khó.
“Người biến đồng hoang thành khu du lịch sinh thái” là bài viết giới thiệu nhân tố mới Trần Thành Công (Ba Công) được nhiều người biết đến không chỉ bởi anh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trưởng Ban quản lý khu du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, mà còn là một trong những người tiên phong khai phá cánh đồng hoang vắng năm xưa để hình thành nên khu du lịch sinh thái qui mô hiện có gần 1.700 ha rừng tràm.
Một nhân tố mới khác về sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là “Toyota Việt Nam: Như một hòn bi xanh” giới thiệu một doanh nghiệp vốn đầu tư FDI không những luôn phấn đấu gắn liền hoạt động sản xuất kinh doanh với môi trường mà còn rất tích cực tổ chức những phong trào bảo vệ môi trường trong đời sống, là một “hòn bi xanh” mãi lăn vì môi trường bền vững. Hoặc bài “Hoàng Đức Thảo: Người anh hùng của ngành môi trường”. Ông là Tổng giám đốc Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa Vũng Tàu, sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình, gây dựng sự nghiệp ở xứ biển Kiên Giang và thành danh ở địa phương nổi tiếng về du lịch biển, Bà Rịa Vũng Tàu.
“Về làng nhỏ thu mấy chục tỉ xem ông Hưng “Sóc” làm trưởng thôn” là bài viết ngợi ca trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng – người đã từng có quá khứ tối tăm, luẩn quẩn nhưng khi quay về nẻo thiện đã đứng lên tỏa sáng. Người trưởng thôn ấy hiện đang có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người dân thôn Phù Khê Thượng (Xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) là nơi có nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng, một làng văn hóa tiêu biểu của thị xã Từ Sơn, thành công bước đầu về mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
“Người “thổi hồn” cho đất” giới thiệu Phạm Minh Quảng, Giám đôc Công ty CP Sứ Gốm Bắc Giang đã dồn hết tâm huyết, sức lực của mình cùng các nghệ nhân sáng tạo ra những sản phẩm gốm sứ nghệ thuật tinh xảo; góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử và phát huy giá trị nghệ thuật kiến trúc cổ của các di tích văn hóa. Sản phẩm của Công ty CP Sứ Gốm Bắc Giang đã được thị trường trong nước và quốc tế đánh giá cao.
“Công ty Delta: nơi gửi trọn niềm tin của khách hàng”. Đây là Công ty được thành lập năm 2005, do ông Lê Minh Đức – nguyên Cục trưởng Cục bảo vệ và hỗ trợ Tư pháp – Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công An – làm Chủ tịch gồm các thành viên nguyên là các sĩ quan trong lực lượng Công An có bề dày kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bảo vệ, an ninh chính trị, trật tự xã hội, tạo được uy tín lớn đối với khách hàng, luôn gắn sự phát triển của mình với sự phát triển của cộng đồng.
Các nhân tố mới như TS Phạm Vũ Câu – Người góp công tạo diện mạo mới cho cảng biển Hải Phòng. Công ty TNHH XD&TM Thành Long: Luôn phát triển bền vững cùng cộng đồng. Cty TNHH Song Tinh chuyên thu gom, xử lý các loại rác thải công nghiệp trên địa bà tỉnh Vĩnh Phúc. Ts Trần Công Xuân gắn bó với Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam. Lê Minh Dư sinh 1973 ở xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, được bà con phong tặng là “vua gà ta”. Gốm Đất Việt – Điểm sáng trên quê hương Đông Triều (Quảng Ninh). “Người biến cái “không thể” thành “có thể”- đó là gương Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bệnh viện tư nhân đầu tiên, với tên gọi Bệnh viện đa khoa Bình Dân tại TP Đà Nẵng, là nơi nổi tiếng “khắc tinh” của căn bệnh bướu basedow, đã chứng tỏ được vị thế của bệnh viện trong lòng người bệnh. “Công ty Dược Khoa” do Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Văn Ơn, vị Tiến sĩ đầu tiên của dân tộc Sán Chay “chèo lái” về “giấc mơ thuốc” bằng chính những tinh túy của nền Y dược học dân tộc dùng thuốc Việt chữa bệnh cho người Việt. “Bác sĩ Trần Hữu Trí (Đồng Tháp)- Sáng danh “Thầy thuốc ưu tú”. Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Công ty mía đường Lam Sơn: Một người vì mọi người. “Nhựa Tiền Phong: Phát triển gắn liền với trách nhiệm xã hội”. “Vũ tộc hữu… Tuệ” chèo chống nhà máy bao bì Thái Bình qua khỏi bờ vực phá sản”. “Nữ doanh nhân Kim Hương (An Giang) – thành đạt – giàu lòng nhân ái”. “Nữ Tổng giám đốc tuổi 20 Tuệ Nghi” tại TP HCM với ngành nghề kinh doanh là xuất nhập khẩu lụa tơ tằm và các sản phẩm từ lụa; hợp tác với trường ĐH Tarlac State trong lĩnh vực tuyển sinh và đào tạo chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. “Giám đốc công ty TNHH Hòa Hương – Đỗ Minh Hòa: Trồng cây phúc trên đất cằn quá khứ” là một tấm gương sáng, tạo công ăn việc làm cho những người phạm tội cải tạo tốt, ra tù hoàn lương. Doanh nhân Đỗ Minh Hòa được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng bảng vàng chữ “Tâm” với ý nghĩa “Chân Tâm Tài Tất Đáo, Hữu Phúc Đức Tự Lai”.
GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam “Suốt đời thực hiện lời hứa với Bác”. Chưa một lần được trực tiếp gặp Bác nhưng ngày ngày ông luôn cống hiến hết sức mình để phục vụ cho sức khỏe của nhân dân. Như lời ông hứa trong một bức thư gửi vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc nhân ngày sinh của Người. Làm việc với ông là một niềm vui, một lý do chính đáng nhất để . . .sống!
Còn biết bao nhân tố mới khác như “Trường Đại học Ngoại thương – Điểm sáng chất lượng đào tạo” gắn liền với sự đóng góp rất lớn của GS, TS Hoàng Văn Châu, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương. Đó là các gương “PGS.TS Đoàn Văn Điện: Nặng gánh với việc trồng người” ở Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh; Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội): Chuyện người “luyện quặng” thành… “vàng!”; Người “thợ xây” trên những giảng đường – Đó là PGS.TS Nguyễn Hồng Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), đã nêu cao vai trò gương mẫu, tạo nên sự đồng thuận trong nhà trường, giúp Trường ổn định và phát triển nhanh trong ba năm qua.
Gương “Nguyễn Ngọc Quang (Hải Phòng) đam mê gìn giữ nét văn hóa cộng đồng” đã làm cho người dân thành phố cảng ngỡ ngàng khi tiếng kèn của ban nhạc kèn đồng EG gồm 25 nhạc công vang lên tại nhà Kèn vườn hoa Nguyễn Du. Ít ai biết rằng để những thanh âm đó có thể cất lên sau hơn nửa thế kỷ “im lặng”, chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Quang đã phải bỏ không biết bao nhiêu công sức và tâm huyết…
Nhiều nhân tố mới là những câu chuyện cảm động về những con người biết vượt lên những khiếm khuyết, trúc trắc của số phận, những hoàn cảnh éo le của bản thân, gia đình để an nhiên, tự tại, yêu và sống, cống hiến giữa cuộc đời. Đó là gương Anh hùng lao động – Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, nguyên đội viên Đội thiếu niên du kích Đình Bảng trong bài viết “Nguyễn Đức Thìn: Ông Từ đền Đô”, từng được Nhà nước tặng danh hiệu: Anh hùng lao động (1985) và Nhà giáo nhân dân năm 1988… Cuộc đời của ông là cả một bể khổ trầm luân. Bị bệnh phong cướp đi đôi bàn tay khéo léo, cuộc đời như ngọn đèn dầu trong đêm tối, song với bản lĩnh và trí tuệ, ông đã vượt qua tất cả. 73 tuổi đời, gần 50 năm tuổi Đảng, dạy học, làm thơ, viết truyện, là người khởi xướng phong trào thiếu nhi “làm nghìn việc tốt” của đất nước, người thắp ngọn lửa hy vọng cho thế hệ tương lai của đất nước. Bất kỳ ai đến đền Đô được ông Thìn giới thiệu đều cảm thấy ông thuộc lòng lịch sử đền Đô bằng cả cái tâm. Mỗi lần nghe ông giới thiệu xong nhiều du khách trầm trồ “Một người có trí nhớ tuyệt vời”.
“Nghị lực vươn lên của én nhỏ phương Nam” là bài viết khắc họa gương cô gái có cái tên rất đẹp- Huỳnh Thị Thanh Thảo – bị tật nguyền, chỉ cao 65cm, là nạn nhân chất độc da cam/dioxin phải ngồi xe lăn nhưng vẫn miệt mài đi làm từ thiện. Năm 2010, Thảo đã được bình chọn là một trong những đại diện tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước.
Hoặc tấm gương lao động, cống hiến không biết mệt mỏi như Nhà văn Sơn Tùng “Người dành cả cuộc đời viết về Bác Hồ” với khoảng 40 đầu sách, trong đó hơn 20 đầu sách viết về Bác Hồ.
Một tấm gương cao cả khác: Tự nguyện làm “bưu tá cho các liệt sĩ”. Đó là danh hiệu mà đồng đội, bà con, thân nhân gia đình liệt sĩ ở thôn Đông Hạ, xã Vũ Phúc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình và ở mọi miền đất nước đặt cho ông Lê Văn Cam. Bởi ông Cam có gần 20 năm tự nguyện làm “bưu tá cho các liệt sĩ” một cách thầm lặng, bằng tâm linh và cả lòng nhiệt huyết của mình. Gần hai vạn rưỡi thông tin liệt sĩ, ông đã thu thập để gửi đến các gia đình chưa tìm thấy mộ phần của liệt sĩ, là tất cả những gì ông làm cùng với mong muốn góp phần bé nhỏ trong công cuộc đền ơn đáp nghĩa.
“Điểu M’Rưng: Một đời cho một nghề” đã giới thiệu về con người “đa đoan” là Trưởng ban Văn hóa xã ĐắkR’tíh – huyện Tuy Đức – Tỉnh Đắk Nông, là người dân tộc M’Nông chính gốc nhưng viết và nói tiếng Kinh rất giỏi. Hơn 20 năm qua, Điểu M’Rưng làm việc như con ong thợ cần mẫn, tâm huyết và đầy trách nhiệm, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông.
“Binh đoàn 15 – vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới” là bài viết giới thiệu Tổng công ty 15 (Binh đoàn 15) thuộc Bộ quốc phòng, đã 30 năm gắn bó với vùng biên giới Tây Nguyên tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, đi lên từ gian khó, kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội, góp phần làm nên sự đổi thay kì diệu vùng đất này bằng những rừng cao su, cà phê bạt ngàn.
Đặc biệt bài “Bông hồng nơi xứ Quảng anh hùng” giới thiệu nữ doanh nhân tâm huyết, tài năng Nguyễn Vũ Minh Nguyệt, Trưởng Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt, TP Đà Nẵng, nguyên là nữ du kích Quế Lộc (Quảng Nam) “dũng sỹ diệt Mỹ” năm xưa, nguyên Viện trưởng VKSND quận Hải Châu. Đây cũng là một trong những bài viết có nhiều bạn đọc truy cập và có nhiều bình luận xúc động.
Còn nhiều nhân tố mới là những gương sáng, điển hình tiên tiến đã được khắc họa trong các bài viết tham dự cuộc thi mà trong khuôn khổ Thông báo này không thể kể hết, sẽ được tập hợp tuyển chọn in thành sách phổ biến rộng rãi, để lại cho hậu thế.
Tuy số lượng bài dự thi chưa nhiều nhưng nhìn chung đều đã được các tác giả đầu tư tìm hiểu kỹ, viết công phu, có chất lượng, giới thiệu các nhân tố mới là người thật, việc thật, gần gũi cuộc sống đời thường, rải đều khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, là thành công của cuộc thi viết và lễ tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.
Các bản tin khác
- Hoà Bình Green Đà Nẵng đạt kỷ lục “5 nhất” Việt Nam
- Đầu tư căn hộ cao cấp cho người nước ngoài thuê: Kênh sinh lời hấp dẫn
- Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm mạnh
- Thế chấp 'sổ đỏ' ở ngân hàng nước ngoài: Nhạy cảm
- Sớm triển khai đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu
- Công trình giao thông sẵn sàng phục vụ APEC
- Cả thị trường bất động sản lao đao vì 1 văn bản
- Chiến lược hút khách của dự án căn hộ Ariyana Beach Resort & Suites
- Thị trường bất động sản: Mua đất xen kẹt rủi may như đánh bạc
- Quy định giá đất ở tái định cư một số dự án trên địa bàn quận Sơn Trà
- Hometel - giá trị sinh lời theo thời gian
- Phú Quốc sắp có thêm dự án du lịch siêu sang tỷ USD
- Thông báo quy hoạch tháng 4-2017
- Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng thống nhất điều chỉnh quy hoạch một số dự án quan trọng
- Chủ tịch Kosy trình bày 3 kiến nghị "nóng" về bất động sản lên Thủ tướng
- Lãi suất vay ưu đãi mua nhà ở xã hội chỉ còn 4,8% trong 2017
- Khách ngoại ngóng hướng dẫn mua nhà
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Bình minh đang đến với đất nước ta'
- Dự án Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà: Ngừng giao dịch 104 căn hộ do chuyển đổi công năng