Nhiều loại giấy tờ như khai sinh, hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử… sẽ được thay thế bằng số định danh gồm 12 chữ số.
Người dân làm hộ khẩu tại Quận Đống Đa, Hà Nội. Khi số định danh cá nhân được cấp, những hình ảnh này sẽ không còn - Ảnh: Hải Hồ |
Mỗi người một số định danh
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác lập lộ trình thực hiện đề án bắt đầu triển khai từ tháng 7.2013 đến năm 2020, với từng mục tiêu nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2013-2014 tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hệ thống hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư; rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC…
Giai đoạn 2015-2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi toàn quốc. Từ năm 2016, tổ chức triển khai nhập thông tin cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân cho công dân. Đến năm 2020, tất cả các công dân đều có mã số công dân.
Ngoài ra, đề án cũng đưa ra mục tiêu phát triển các loại thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để có thể thay thế nhiều loại giấy tờ hiện nay như khai sinh, đăng ký kết hôn, hộ khẩu…
Tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng
Theo đề án, số định danh cá nhân gồm 12 chữ số, đồng thời là số CMND mà Bộ Công an đã triển khai thí điểm, cấp cho mỗi công dân từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Đây là “số gốc” để truy nguyên chính xác về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và được sử dụng làm cơ sở để liên kết thông tin cá nhân trong các cơ sở dữ liệu. Các ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu ngành thông qua số định danh cá nhân kết nối, khai thác thông tin công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm thống nhất thông tin.
Phó thủ tướng làm trưởng BCĐ thực hiện Đề án
Để tổ chức thực hiện đề án này, quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) do một phó thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các Phó trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thành viên BCĐ hoạt động kiêm nhiệm và được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ. BCĐ có nhiệm vụ phê duyệt, triển khai kế hoạch đề án, chỉ đạo, đôn đốc các bộ ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong đề án. Quyết định cũng nêu sẽ thành lập văn phòng BCĐ đặt tại Bộ Tư pháp để giúp việc cho BCĐ. Nguồn lực thực hiện đề án này sẽ được bố trí ưu tiên từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ chính thức từ nước ngoài.
|
Các bản tin khác
- "Độc chiêu" tiếp thị dự án bất động sản
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- EURO VILLAGE - LÀNG CHÂU ÂU
- Chuyên nghiệp để phục vụ tốt hơn
- Khẩn trương cấp “sổ đỏ” cho nhà ở xã hội
- Sử dụng quỹ đất quận Thanh Khê hợp lý, hiệu quả nhất
- Tháng 9, ôtô đồng loạt tăng giá mạnh
- Quyền sử dụng đất của người nước ngoài và Việt kiều
- Gặp khó với miễn thuế chuyển nhượng “căn nhà duy nhất”
- Đà Nẵng dẫn đầu về cải cách hành chính
- 5 sai lầm kinh điển của dân đầu tư đất nền
- Chuyển nhượng nhà đất duy nhất có thể không mất thuế
- Bảo lãnh bất động sản: Vừa làm vừa ‘mò’
- Môi giới địa ốc và 1.001 chiêu “thả con săn sắt, bắt cá sộp“
- Đà Nẵng rực rỡ pháo hoa chào mừng Quốc khánh
- Bứt phá ngoạn mục về quy hoạch đô thị
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020
- Tiền đổ vào dự án nhà cao cấp
- Biết luật, làm sổ đỏ sẽ bớt khó khăn
- Đường Nguyễn Hữu Thọ: Thênh thang, tràn đầy sức sống