(TNO) Đó là thông tin Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đưa ra tại buổi đối thoại trực tuyến về gói tín dụng 30.000 tỉ đồng hỗ trợ mua nhà ở xã hội do cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều 11.6.
Theo thứ trưởng Nam, con số 30.000 người là tổng hợp từ các bộ, ngành gửi tới cho Bộ Xây dựng tính đến thời điểm này và dự báo tương lai sẽ tiếp tục tăng thêm.
Hiện có 157 dự án nhà thu nhập thấp đang được triển khai. Đáng chú ý, từ đầu tháng 6 đến nay có rất nhiều dự án lớn về nhà thu nhập thấp được triển khai.
“Thời gian tới, Nhà nước tiếp tục quy hoạch và đầu tư các khu nhà dành cho người thu nhập thấp. Số tiền 30.000 tỉ đồng lần này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường với điều kiện Nhà nước phải đưa ra nhiều chính sách để kích thích mọi nguồn lực từ doanh nghiệp, người dân”, ông Nam nói.
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay sau 10 ngày thông tư về gói hỗ trợ vốn lãi suất thấp có hiệu lực, các ngân hàng đang tích cực triển khai. Dự kiến gói hỗ trợ này sẽ được giải ngân trong vòng 3 năm.
Ông Trần Xuân Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thừa nhận trong 10 ngày qua ngân hàng này chỉ mới hướng dẫn thông tư trong toàn hệ thống, còn người dân cũng chỉ đến ngân hàng để tìm hiểu về mặt thủ tục.
“Phải mất một thời gian nữa các khoản vay mới được giải ngân”, ông Hoàng nói.
Ông Nguyễn Viết Mạnh cho hay NHNN sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các ngân hàng thương mại có giải pháp kiểm soát tổng thể đảm bảo cho vay đối với các doanh nghiệp tối đa bằng 30% tổng nguồn vốn cho vay trong gói 30.000 tỉ đồng.
Có dự án giá thành 8 triệu đồng/m2
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết hiện nay có nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách kéo giảm chi phí giá thành xây dựng nhà ở xuống thấp. Thậm chí, một số dự án có giá thấp hơn 12 triệu đồng/m2.
Đơn cử như dự án của Viglacera có giá 8,5 triệu đồng/m2, hay như một số dự án ở đại lộ Thăng Long (Hà Nội) có giá 8 triệu đồng/m2. Một số dự án chung cư ở các tỉnh có giá khoảng 7 triệu đồng/m2.
“Lần này sẽ có sự kiểm soát chặt chẽ về mức giá cũng như đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ dự án và kiểm soát chất lượng dự án”, ông Nam nói.
Một câu hỏi đặt ra là thị trường đang tồn kho nhiều dự án chung cư, liệu lần này Nhà nước bơm vốn cho bất động sản sẽ tiếp tay cho thị trường càng thêm dư thừa cũng như gây ra tình trạng bong bóng bất động sản hay không?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Nam cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện vừa thừa vừa thiếu. Theo đó, thị trường đang tồn kho 40.000 - 50.000 căn hộ nhưng chủ yếu rơi vào phân khúc giá cao trong khi nhu cầu của người dân cần những căn hộ giá thấp, phù hợp với thu nhập.
“Thống kê mới đây cho thấy, hiện cả nước có 1,7 triệu người dân sở hữu diện tích dưới 5 m2/người, 2 triệu công nhân ở các đô thị có đời sống hết sức khó khăn. Cho nên chúng ta không sợ dư thừa mà chỉ điều chỉnh lại cơ cấu bất động sản cho phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường”, ông Nam nhấn mạnh.
Đình Quân
Theo Thanh Niên
|
Các bản tin khác
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình: Đà Nẵng là hình mẫu về cải cách hành chính trong cả nước
- Hợp đồng nhà, đất đã công chứng, có được hủy?
- “Săn” khách ngoại mua nhà
- Bảo vệ cẩn mật dữ liệu công dân, doanh nghiệp
- Bà Nà Hills đón vị khách thứ 1 triệu
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất
- Việt Kiều mua nhà: Sẽ không có đột biến
- Khẩn trương hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành tư pháp
- Kết quả cuộc thi sáng tác ca khúc về Ngành Tư pháp và về Ngày Pháp luật nước CHXHCNVN (09/11)
- Quỹ ngoại ồ ạt rót tiền vào bất động sản
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất
- 7 lý do khiến nhà giàu Việt đổ tiền vào biệt thự biển
- Đề xuất tháo gỡ thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Người nước ngoài sở hữu nhà tại VN bao nhiêu là vừa?
- Nhà giàu âm thầm đổ tiền vào biệt thự hạng sang
- Hồ sơ mua nhà được vay gói 30.000 tỉ đồng
- Nhập cảnh một ngày là mua được nhà
- Công bố 13 Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết
- Ra mắt du thuyền 5 sao đầu tiên tại Đà Nẵng
- Đề nghị hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở để triển khai đầu tư nhà ở xã hội