Hôm qua 19.6, Quốc hội thông qua hai dự luật quan trọng về thuế. Theo đó kể từ 1.1.2014, mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp còn 22%. Riêng doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỉ đồng/năm áp thuế suất 20%; kinh doanh nhà ở xã hội 10% và thực hiện từ 1.7.2013.
Doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỉ đồng được áp thuế suất thuế TNDN 20% từ 1.7.2013 - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Về luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UB TVQH), đa số ý kiến ĐBQH nhất trí với mức thuế suất 22%. Có ý kiến đề nghị áp dụng thống nhất mức thuế suất phổ thông 20%, không phân biệt quy mô DN. Tuy nhiên, UB TVQH cho rằng, việc áp dụng thuế suất phổ thông 22% từ 1.1.2014 và từ 1.1.2016 là 20% như quy định của luật cũng đã dẫn đến giảm thu ngân sách khá lớn. Trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn hiện nay, nếu tiếp tục giảm mạnh thuế suất sẽ tác động lớn đến cân đối thu - chi. Thứ hai, so với mặt bằng thuế suất của các nước trong khu vực và trên thế giới thì mức thuế suất phổ thông 22% trong giai đoạn 2014 - 2015 và thuế suất 20% từ năm 2016 là phù hợp, bảo đảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Giảm thuế suất báo in còn 10%
Có hai đối tượng DN được áp mức thuế suất ưu đãi hơn bắt đầu từ 1.7.2013. DN có mức doanh thu dưới 20 tỉ đồng được áp thuế suất 20% và thuế suất 10% đối với thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội. Đây là 2 điều khoản quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN vừa và nhỏ, cũng như thị trường bất động sản. UB TVQH giải trình thêm, việc quy định doanh thu 20 tỉ đồng là tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Bỏ tiêu chí dưới 200 lao động như ban đầu.
Một điểm mà luật cũng tiếp thu là bỏ quy định vốn mỏng, tức không quy định khống chế tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu, tạo thuận lợi cho các DN tìm kiếm nguồn vốn trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với báo nói, báo hình, báo điện tử. Những năm qua, hoạt động báo chí, tuyên truyền, trong đó có hoạt động của các loại hình báo nói, báo điện tử, báo hình đã có đóng góp rất lớn trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, chính trị và có đóng góp cho ngân sách. Trong đó, so với các loại hình khác, hoạt động của báo in còn gặp nhiều khó khăn vì chi phí đầu vào ngày càng cao và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chính trị, phục vụ vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Vì vậy, luật chỉ ưu đãi cho báo in được hưởng mức thuế TNDN 10%, từ 1.1.2014.
Nhà thu nhập thấp chịu thuế GTGT 5%
Theo luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được thông qua, điểm đáng chú ý nhất là kể từ 1.7.2013 đến 30.6.2014, nhà ở xã hội và nhà ở có diện tích dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 sẽ chỉ phải chịu thuế suất 5%, giảm một nửa so với mức cũ.
Theo UB TVQH, việc giảm thuế sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội. Đối với nhà ở thương mại với căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, nhiều ý kiến đề xuất không nên giảm, tuy nhiên UB TVQH cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn. Việc giảm 50% mức thuế suất sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu về chỗ ở, đồng thời sẽ góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, luật mới quy định mức tiền thuế tối thiểu được hoàn thuế là 300 triệu đồng. Mức này thấp hơn 500 triệu đồng mà ĐBQH đề xuất, nhưng cũng cao hơn so với mức cũ là 200 triệu đồng.
Cần quan tâm đến việc làm cho thanh niên
Thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Việc làm hôm qua, hầu hết các ĐBQH đều bày tỏ quan điểm đồng tình về sự cần thiết của luật nhưng không ít băn khoăn vì đây sẽ là sắc luật khó, do phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng, không ít nội dung còn mới mẻ.
Bày tỏ sự lo ngại về tình trạng thất nghiệp của thanh niên kéo theo nhiều hệ lụy khác, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (TP.Hà Nội) cho rằng cần phải thay đổi nhận thức trong giáo dục, đào tạo; phải coi trọng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, kể cả các em học sinh khuyết tật, các em ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; phải coi môn học ngoại ngữ cũng tương đương như môn học chính. Từ đó, ĐB này đề nghị sửa đổi, bổ sung điều 13 của dự thảo theo hướng không chỉ nhà nước mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, giới thiệu tìm việc làm phù hợp, đào tạo nghề gắn với việc làm... “Nếu chúng ta quy định như vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung, kể cả thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên khuyết tật, thanh niên lầm lỡ, các đối tượng giảm án, tha tù trong độ tuổi thanh niên đều được các cơ quan nhà nước và xã hội quan tâm”, bà Khánh nói.
Thái Sơn
|
Anh Vũ
Theo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Căn hộ tầm trung sẽ chiếm tỷ trọng cao trong nửa cuối năm
- "Khẩu vị mới" của nhà đầu tư tại bất động sản Đà Nẵng
- Tổng cục quản lý đất đai siết chặt việc quản lý phôi giấy chứng nhận QSDĐ
- Chuẩn hóa môi giới bất động sản: Nhiệm vụ cấp bách
- Những cuộc “tháo chạy” của giới đầu cơ đất nền năm 2018
- Còn nhiều yếu tố nâng đỡ, chưa thể xảy ra "bong bóng" bất động sản
- Thúc đẩy tiến độ các dự án "treo", thương thảo lấy lại SVĐ Chi Lăng
- Thị trường bất động sản có rơi vào chu kỳ khủng hoảng?
- Tỷ phú ngoại tranh phần bất động sản
- Thương thảo lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Điều thú vị chỉ có tại chương trình ưu đãi "Đêm Bà Nà"
- Dòng đầu tư đổ dồn về Gami Eco Charm "dồn dập" ngay sau ngày ra mắt
- Điểm đến Sơn Trà Hoang sơ Bãi Rạng
- Đà Nẵng: Phúc Hoàng Ngọc công bố và bàn giao dự án Green Home
- Đà Nẵng: Mỗi năm tăng 86 cơ sở lưu trú/6.000 phòng
- Kinh nghiệm quý khi mua chung cư giá rẻ để không ‘tiền mất tật mang’
- Bất động sản nghỉ dưỡng: "Vẫn là kênh đầu tư hiệu quả"
- Biệt thự biển cho thuê mang về thu nhập bền vững cho nhà đầu tư
- Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng nghiên cứu đường sắt đô thị
- Vệt đô thị mới ven sông Hàn có tòa tháp cao 29 tầng