Quốc hội vừa nhất trí thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT với số phiếu tán thành cao. Theo đó, sẽ áp dụng ổn định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội.
|
Số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2014, trừ quy định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở được thực hiện từ 1/7/2013; Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2013 đến hết 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Ổn định thị trường BĐS
Theo đó, sẽ áp dụng ổn định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội. Giải trình trước QH, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Việc bảo đảm nhà ở cho người có thu nhập thấp là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội.
Ngoài ra, QH cũng nhất trí phương án giảm 50% thuế GTGT đối với nhà ở thương mại với căn hộ có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Theo Ủy ban Thường vụ QH, với quy định hiện hành thì nhà ở hiện đang áp dụng thuế suất 10%. Theo báo cáo của Chính phủ, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn. Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với nhà ở là căn hộ loại này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu về chỗ ở, đồng thời sẽ góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.
Nâng mức tối thiểu được hoàn thuế
Trước đó, Chính phủ trình QH sửa đổi mức tiền thuế đầu vào tối thiểu để được hoàn thuế trong trường hợp dự án đầu tư kéo dài trên 1 năm và xuất khẩu hàng hoá từ 200 triệu thành 500 triệu đồng. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức hoàn thuế tối thiểu với mức nâng khá cao sẽ làm gia tăng khó khăn về vốn cho DN do chậm được hoàn thuế.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, cùng với quá trình phát triển kinh tế, biến động của chỉ số giá, mức tiền thuế tối thiểu đầu vào để được hoàn theo quy định của luật hiện hành (200 triệu đồng) là không còn phù hợp. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho DN, giảm thiểu chi phí cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, đồng thời cũng phù hợp với biến động giá cả, Ủy ban Thường vụ QH xin tiếp thu và quy định mức tiền thuế tối thiểu đầu vào để được hoàn là 300 triệu đồng. QH đã nhất trí thông qua phương án này. Về việc quy định ngưỡng doanh thu tính thuế GTGT 1 tỉ đồng, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được xem xét trên cơ sở khảo sát doanh thu của DN với việc thực hiện chế độ kế toán. Thực tế cho thấy, mức ngưỡng 1 tỉ đồng là hợp lý. Mức ngưỡng này cũng được tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
25 nhóm hàng hóa không phải nộp thuế
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT cũng quy định 25 nhóm hàng hóa không thuộc diện chịu thuế. Trước đó, trong các phiên thảo luận, có ý kiến đại biểu QH cho rằng quy định như vậy là chưa phù hợp với Chiến lược cải cách thuế. Ý kiến khác cho rằng, việc đưa hàng hóa, dịch vụ vào diện không chịu thuế sẽ gây bất lợi cho DN do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Giải trình của Ủy ban Thường vụ QH nêu rõ, việc tiếp tục duy trì 25 nhóm đối tượng không thuộc diện chịu thuế là tương đối rộng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc rà soát thu hẹp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế sẽ tác động không thuận đến giá cả và sản xuất, kinh doanh của DN. Mặt khác, việc quy định hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá bán của hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, Thường vụ QH đã đề nghị giữ như quy định của Dự thảo luật và QH đã nhất trí thông qua phương án này.
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán