Sở hữu kiến trúc “độc”, hệ kết cấu “có 1 không 2”, vận hành bằng phần mềm thông minh… tòa nhà Trung tâm Hành chính Đà Nẵng được xem là thông minh nhất Việt Nam và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào tháng 10-2013.
Những “bí mật” chưa từng công bố vừa được ông Nguyễn Hoàng Long, Chỉ huy phó công trình tòa nhà Trung tâm Hành chính Đà Nẵng tiết lộ.
Công trình được đánh giá là "có 1 không 2" ở Việt Nam |
Bên cạnh đó, diện tích sàn tòa nhà hình tròn dao động từ 700-1.400m2, thay đổi theo từng tầng từ nhỏ đến to dần rồi lại nhỏ dần khi lên cao kéo theo kết cấu hệ cột của tòa nhà cũng thuộc diện “chưa từng có” khi đường kính cột có nơi lên đến 1,4m và độ nghiêng thay đổi theo chiều cao.
Để đáp ứng yêu cầu kết cấu khác biệt đó, công nghệ thi công đối với tòa nhà cũng thuộc diện “có 1 không 2” ở Việt Nam. Đó là công nghệ cốp pha PERI tiên tiến, hệ ván khuôn bay áp dụng cho hệ sàn và cốp pha leo tự hành đối với lõi thang máy. Công nghệ này ở Việt Nam chỉ có 2 công trình sử dụng là Keangnam (Hà Nội, 72 tầng) và Bitexco Financial Tower (TP.HCM, 68 tầng) giúp thời gian thi công rút ngắn còn 4,5-5 ngày/sàn.
Không chỉ vậy, công trình còn sử dụng thiết bị cần trung chuyển bê tông (Placeing boom) điều khiển từ xa giúp đẩy nhanh tốc độ đổ bê tông lên đến 40m3/h và giảm số lượng công nhân có mặt trên công trường xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, do yêu cầu của công trình, có thời điểm tại đây tập trung gần 700 công nhân và 95 kỹ sư giám sát cũng là con số khiến các công trình dân dụng phải choáng ngợp. Hơn 22.000m3 bê tông, 6.000 tấn thép đã được sử dụng. Và đặc biệt là sở hữu hệ kết cấu thép vượt khẩu độ lên đến 32m với tổng khối lượng lên đến hơn 600 tấn ống thép có đường kình từ 215-700mm ở tầng 5 và tầng 34 của tòa nhà.
Điểm khác biệt nữa là toàn bộ thiết bị sử dụng trong toà nhà đều là thiết bị thông minh, đảm bảo yêu cầu môi trường, tiết kiệm năng lượng và được sản xuất sau năm 2010.
Tạo nên sự khác biệt trong kiến trúc của tòa nhà là hệ kết cấu kính bao che hơn 20.400m2 được phủ lớp Lowe có khả năng chống hấp thu nhiệt cho công trình và tiết kiệm năng lượng cho công trình có giá trị lên đến hơn 730 tỷ.Ông Long cho biết: “Toàn bộ hoạt động của tòa nhà sẽ được điều khiển và quản lý bằng hệ thống điều khiển trung tâm. Mọi tương tác của cơ quan công quyền và người dân đều được quản lý và vận hành bởi phần mềm thông minh. Khi đưa vào sử dụng, tòa nhà này sẽ là công trình độc đáo nhất Việt Nam cả về thiết kế kiến trúc, công năng sử dụng và kỹ thuật thi công".
"Có thể nói, đây là tòa nhà thông minh nhất Việt Nam với hệ thống điều khiển, công nghệ và quản lý. Một điều thú vị nữa ở công trình này là chúng ta có thể nâng cấp hệ thống thiết bị điều khiển như nâng cấp máy tính. Chỉ cần “rút” thiết bị lỗi thời ra thay vào bằng thiết bị tiên tiến hơn mà không phải đụng đến hệ kết cấu công trình”, ông Long khẳng định.
VTC
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài