Nhân dịp Đoàn công tác Liên minh Công chứng quốc tế do ông Michel Merlotti, Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác công chứng quốc tế làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, phóng viên Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Michel Merlotti về một số kinh nghiệm của công chứng thế giới đối với các giao dịch về quyền sử dụng đất.
PV: Được biết Liên minh Công chứng quốc tế đã có 83 nước thành viên, điều gì thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các nước vào tổ chức này như vậy, thưa ông?
*. Trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ, và đặc biệt là khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước đều mong muốn có sự đảm bảo trong giao dịch quốc tế. Đó là lý do vì sao các nước tích cực tham gia làm thành viên của Liên minh Công chứng quốc tế.
PV: Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của công chứng ở Việt Nam?
*. Trong chuyến công tác này, chúng tôi đã có dịp làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam, thăm và làm việc với các Phòng công chứng của Nhà nước cũng như các Văn phòng công chứng tư nhân. Chúng tôi đánh giá các hoạt động công chứng ở Việt Nam hiện nay rất minh bạch. Các tổ chức hành nghề công chứng đã bước đầu tin học hóa công việc hàng ngày và cũng rất mong muốn hiện đại hóa hơn các hoạt động công chứng.
PV: Thưa ông, hiện nay Việt Nam đang tiến hành sửa đổi một số đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Đất đai, và một cuộc tranh luận rất sôi nổi đang diễn ra xem có nên bắt buộc hay không bắt buộc công chứng đối với các giao dịch về quyền sử dụng đất. Xin ông cho biết kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới đối với vấn đề này như thế nào? Nhà nước có để người dân tự mua bán viết tay với nhau không?
*. Đất đai là một lĩnh vực rất quan trọng và ở mỗi nước việc xử lý vấn đề này có khác nhau, nhưng nhìn chung là các nước thường ủy quyền cho công chứng viên đến làm việc với các bên. Có 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là giữa người mua và người bán, họ sẽ thông qua một văn bản thỏa thuận có công chứng; Trường hợp thứ hai là nhà nước có thể giao cho một cá nhân nào đó quyền sử dụng đất thì cũng đòi hỏi phải có một văn bản viết và được công chứng. Công chứng là bắt buộc.
PV: Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, xin ông cho biết các nước có sự phát triển về công chứng giải quyết bài toán quy hoạch công chứng như thế nào? làm thế nào để những nơi vùng sâu, vùng xa người dân cũng dễ dàng tiếp cận với công chứng?
*. Ở những nước có sự phát triển về công chứng thì thường là công chứng viên tự tìm đến người dân chứ không phải người dân tìm đến công chứng. Tuy nhiên, để có sự phát triển đồng đều giữa các Phòng công chứng của nhà nước và các Văn phòng công chứng tư nhân, chúng tôi cũng phải áp dụng biện pháp “đan xen”. Nghĩa là chúng tôi cũng ưu tiên cho các tổ chức hành nghề công chứng ở những vùng nghèo hơn hoặc điều động các tổ chức hành nghề công chứng ở những vùng phát triển hơn về làm việc tại những vùng khó khăn hơn.
PV: Theo ông, để các tổ chức hành nghề công chứng được phát triển bền vững, công chứng viên cần coi trọng điều gì?
*. Tôi cho rằng công chứng viên phải đặc biệt coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Cùng với chủ trương xã hội hóa để phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, tăng công chứng tư để nhà nước không phải tốn ngân sách phát triển công chứng thì công chứng viên phải luôn tuân thủ pháp luật, giữ được sự công minh, độc lập và bí mật nghề nghiệp. Tôi cũng được biết là vừa qua Bộ Tư pháp Việt Nam đã ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, đấy cũng là một tiêu chí rất quan trọng cho những người hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân thủ.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Thúy (thực hiện)
Liên minh công chứng quốc tế (UINL) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy sự phối hợp và phát triển của công chứng viên toàn thế giới. Hình thành bởi 19 quốc gia tại thời điểm thành lập vào năm 1948, Liên minh công chứng quốc tế hiện đã có 83 quốc gia thành viên, trong đó có 21/27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, 15/19 quốc gia thành viên G20. Hiện Việt Nam đang tiến hành các thủ tục cần thiết để gia nhập Tổ chức này.
Theo Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Thị trường căn hộ chung cư cao cấp ở Đà Nẵng: Lại hút khách ngoài tỉnh
- Khu đô thị Nam Cầu Nguyễn Tri Phương
- Hưởng di sản thừa kế của người đã mất
- LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ CHỦ CHỐT TP ĐÀ NẴNG, THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG: Sớm có cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng bứt phá
- “Hiệu quả doanh nghiệp- thành công của thành phố”
- Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai: Đầy rủi ro!
- Ôtô ở Việt Nam đắt hơn khu vực tới 300 triệu đồng/chiếc
- Tăng giá căn hộ vì Thông tư 03
- Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Công chứng phi lợi nhuận thì ai làm?
- Đầu tư 600 tỷ đồng triển khai dự án nhà ở xã hội F-Home
- La Maison 1888 lọt “top” 10 nhà hàng đẹp nhất thế giới
- Triệu con tim hướng về Đất tổ
- Giao dịch căn hộ, đất nền tăng
- Giảm tải ùn tắc giao thông qua Ngã ba Huế: Mở đường Đinh Liệt nối Lê Trọng Tấn
- Công bố điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị sinh thái Hòa Quý
- Mất nhà vì Thông tư 14, kiện được không?
- Khuyến khích người Đà Nẵng sử dụng ô tô sản xuất tại Đà Nẵng
- Kỳ vọng thành phố động lực