Xu hướng hợp tác đầu tư theo hình thức "bó đũa" đang được nhiều doanh nghiệp bất động sản áp dụng để cùng vượt qua khủng hoảng chung của thị trường.
Xu hướng liên kết mới
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản Hà Nội đang tồn tại 1 nghịch lý, đó là lượng hàng tồn kho địa ốc lại chủ yếu nằm ở các dự án của chủ đầu tư có uy tín và năng lực tài chính.
Nguyên nhân do các đơn vị này dù tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, như đối với nhà ở thấp tầng thì làm hạ tầng xong mới được bán, chung cư thì phải xong móng huy động vốn theo tiến độ của người mua. Nhưng khi thị trường đi xuống lại không tiêu thụ kịp, kẹt vốn quá lâu trong một dự án. Điều này vô hình chung đã khiến doanh nghiệp nhà đất buộc phải dừng thi công dự án, lượng hàng tồn kho tăng cao và kéo theo là sự hoang mang của khách hàng.
Lượng hàng tồn kho địa ốc lại chủ yếu nằm ở các dự án của chủ đầu tư có uy tín và năng lực tài chính
Để có thể xoay vòng vốn nhanh và hiệu quả, nhiều chủ đầu tư đã vận dụng linh hoạt các biện pháp để vượt qua khủng hoảng, một trong số đó là hình thức “bó đũa” - liên kết, hỗ trợ, sáp nhập, tạo nên sức mạnh lớn hơn để tiếp tục đầu tư dự án.
Hình thức này không chỉ dừng lại ở sự liên kết giữa các chủ đầu tư, mà đã mở rộng ra với sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa nhiều doanh nghiệp liên quan đến bất động sản để tạo ra dự án có tài chính mạnh, thủ tục pháp lý tốt (chủ đầu tư kết hợp cùng với đơn vị phân phối, doanh nghiệp xây dựng, ngân hàng…). Với cách thức độc đáo này, doanh nghiệp địa ốc đã dễ dàng tìm ra cách đầu tư, kinh doanh hợp lý mà không bị ảnh hưởng quá lớn bởi sự khó khăn của thị trường.
Giải cứu chính mình
Là một trong những doanh nghiệp tham gia liên kết này, ông Nguyễn Thọ Tuyển - GĐKD Siêu thị dự án Bất động sản cho biết: “Với vai trò trung gian của sàn giao dịch, chúng tôi mời các thể chế tài chính, nhà thầu thi công và liên kết với một số các đơn vị sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng để cùng nhau hỗ trợ chủ đầu tư và giải cứu cho những chủ đầu tư đang mắc kẹt”.
Điển hình là sự kết hợp giữa Siêu thị dự án bất động sản (thuộc Sàn giao dịch bất động sản Thế Kỷ) với một số chủ đầu tư và ngân hàng cho ra đời gói “Giải pháp nhà ở cho cộng đồng tri thức trẻ”. Ngoài mục đích phục vụ nhu cầu rất lớn từ người dân, đây cũng chính là giải pháp nhằm góp phần vào việc giải cứu thị trường BĐS cũng là giải cứu chính mình.
Tuy mới triển khai nhưng chương trình này đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều nhà đầu tư và ngân hàng. Cho đến nay, đã có 3 dự án tham gia chương trình đó là: dự án FPT City Đà Nẵng do Công ty Cổ phần Đô thị FPT City làm chủ đầu tư, dự án SailsTower do Công ty TNHH Khải Hưng làm chủ đầu tư, và cuối cùng là dự án CT2A Tân Tây Đô do Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư.
Gói “Giải pháp nhà ở cho cộng đồng tri thức trẻ” thu hút lượng lớn khách hàng
Trong 3 dự án trên thì dự án CT2A Tân Tây Đô hiện đang nhận được rất nhiều sự hưởng ứng tích cực từ phía khách hàng. Bởi nhẽ, CT2A Tân Tây Đô là dự án nhà ở thương mại nhưng lại có những chính sách ưu đãi đặc biệt như nhà ở xã hội. Ngoài những ưu điểm như cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ, tiện ích đều đầy đủ, dự án còn có những ưu đãi tối đa cho người mua về giá cả, hỗ trợ vay vốn, lãi suất cũng như tiến độ thanh toán. Theo đó, khách hàng khi mua căn hộ tại dự án sẽ được ngân hàng MB hỗ trợ vay vốn 70% giá trị căn hộ với lãi suất 8%/năm.
Đặc biệt, mới đây Công ty cổ phần tập đoàn Thế Kỷ đã mua lại 222 căn hộ tại dự án CT2A Tân Tây Đô, giải ngân trực tiếp cho nhà thầu và cam kết bàn giao nhà cho khách hàng đúng tiến độ vào tháng 3/2014. Do được rót vốn trực tiếp nên hiện nay dự án đang được thi công rầm rộ, đã xong thô và đang hoàn thiện nội thất cơ bản.
Ông Nguyễn Anh Hương - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ chia sẻ: “Chúng tôi luôn quan điểm việc kinh doanh bất động sản phải hướng tới đích cuối cùng là những người có nhu cầu về nhà ở và những người có nhu cầu khai thác, sử dụng tài sản đó. Tất cả giải pháp trước đó đều là những giải pháp trung gian để đi đến mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm bất động sản đến tận tay người tiêu dùng”.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng hoán đổi 6.000 m2 đất để mở rộng công viên APEC
- Luật Kinh doanh Bất động sản đang ‘bất lực’ với condotel
- Kết nối điểm tham quan bằng xe buýt
- Mặt tiền biển tác động giá trị bất động sản nghỉ dưỡng biển
- Cho phép chuyển đổi công năng nhà ở sang khách sạn, văn phòng, nhà hàng
- Bốn lý do giá đất sốt cao nhưng khó giảm
- Vicoland Group hợp tác đầu tư với tập đoàn bất động sản hàng đầu thế giới Extell của Hoa Kỳ
- Có nên mua lúc thị trường diễn ra sốt đất?
- "Đỏ mắt" tìm mua nhà ở
- Câu chuyện dài về thị trường bất động sản
- "Đổi đời" nhờ đất?
- Ra mắt trang zalo Công ty Bất động sản VIP
- Hàng ngàn hộ dân ở Đà Nẵng khổ vì quy hoạch treo, dự án dang dở
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại "Đà Nẵng-Điểm hẹn mùa hè 2018"
- Điểm nhấn văn hóa, thể thao tại khu phố An Thượng
- Tháp đôi 1.800 tỷ tại Đà Nẵng ra mắt phân khu căn hộ nghỉ dưỡng
- Căn hộ chỉ 24m2 này có gì hay ho mà ai cũng mơ ước được sở hữu?
- Thị trường bất động sản: Lạc quan thận trọng
- Đề xuất đầu tư 870 tỷ đồng làm hầm chui nút giao phía tây cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý
- Khu Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn: Bao giờ triển khai?