Cập nhật lúc 07:38, Thứ Sáu, 06/09/2013 (GMT+7)
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau hơn hai tháng triển khai gói 30.000 tỷ đồng, Đà Nẵng là địa phương cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng cá nhân lớn nhất, chiếm 29,25% tỷ trọng toàn quốc với gần 12,6 tỷ đồng được giải ngân cho 69 khách hàng cá nhân thuộc đối tượng thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Trong đó, cho vay thuê nhà, mua nhà ở xã hội là 55 khách hàng với số tiền giải ngân 10,136 tỷ đồng; cho vay mua nhà ở thương mại 14 khách hàng với tiền giải ngân 2,460 tỷ đồng…
Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu cả nước về giải ngân cho khách hàng cá nhân vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Mặc dù chưa như kỳ vọng, nhưng những gì Đà Nẵng đạt được là bằng chứng cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền thành phố, sự nỗ lực triển khai của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Tuy nhiên, để gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở thật sự đi vào cuộc sống, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các ban, ngành, đoàn thể. Bởi, bên cạnh một số khó khăn, vướng mắc đã được xử lý, vẫn còn đó không ít những vướng mắc đang cần được NHNN, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành, địa phương phối hợp giải quyết. Đáng chú ý nhất là tình trạng UBND các xã, phường từ chối xác nhận hoặc chỉ xác nhận về thực trạng nhà ở trong phạm vi địa bàn quản lý cho khách hàng, khiến họ không thể hoàn tất thủ tục vay vốn. Ngoài ra, các Văn phòng công chứng không đồng ý công chứng tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay; một số dự án nhà ở thu nhập thấp thực hiện theo Quyết định 67/2009/QĐ-TTg không cho phép thế chấp nên khách hàng gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng…
Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng cá nhân lớn nhất (chiếm tỷ trọng 29,25% toàn quốc), tiếp theo là Hà Nội (28,58%), Vĩnh Phúc (11,85%), TP. Hồ Chí Minh (10,51%)… |
Một trong những khó khăn mà người dân gặp phải, đó là sự chưa thống nhất các thủ tục giữa các cấp; ví dụ, người dân đem đơn đến nhờ địa phương xác nhận tình trạng chưa có nhà ở, bản thân thuộc diện thu nhập thấp thì cấp dưới bảo lên thành phố, lên thành phố thì bảo phải về lại địa phương xác nhận đơn. Một hộ dân trên đường Tô Hiến Thành phàn nàn như vậy. Bà Đỗ Thị Hoàng Mai, trú tổ 9, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn lại cho rằng: Các ngân hàng (NH) tỏ ra khá thận trọng trong việc chấp nhận giải ngân, và chỉ giải ngân khi đã thẩm định chắc chắn phương án trả nợ của khách hàng. Rất nhiều cá nhân đã mất thời gian và công sức tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ vay nhưng kết quả chưa đâu vào đâu vì ngân hàng yêu cầu có hợp đồng mới cho vay, còn doanh nghiệp đòi có tiền mới ký hợp đồng.
Về vấn đề thủ tục, lãnh đạo các NH cũng như người dân đi vay đều mong muốn rằng: Thay vì chờ xác nhận của địa phương mất nhiều thời gian, cán bộ NH có thể chủ động xác minh người đi vay. Tuy nhiên, theo ông Trần Duy Hoan, Trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ, NHNN- Chi nhánh Đà Nẵng thì gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã quy định rõ đối tượng được thụ hưởng, nên cán bộ NH rất dễ đối mặt với những rủi ro pháp lý khi sơ suất xảy ra. Chính vì vậy, không nên quá khắt khe cho rằng cán bộ NH làm khó người đi vay, nhất là trong thời gian gần đây, một vài chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thắc mắc các NH yêu cầu nhiều thủ tục khiến doanh nghiệp khó vay vốn… Đây là vấn đề cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị-xã hội chứ không riêng gì NHNN, Bộ Xây dựng hay của NH thương mại.
Mặc dù Đà Nẵng mới giải ngân được 12,6 tỷ đồng, nhưng đây là tín hiệu tích cực để thành phố sớm hoàn thành chương trình cho vay hỗ trợ mua nhà ở của gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.
Bài và ảnh: PHƯƠNG UYÊN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng