Trong bối cảnh thị trường BĐS đang èo uột và trầm lắng, nguồn tiền từ nước ngoài đổ vào lại rất khả quan. Tín hiệu vui này khiến không ít người đặt câu hỏi: Thị trường BĐS đang hấp dẫn trở lại hay đây vẫn là những con số ảo?
FDI vẫn tốt
Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút hơn 12,63 tỷ USD từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 18 lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư, BĐS đứng thứ 2 với vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 588,11 triệu USD, chiếm 4,7% tổng vốn đầu tư đăng ký (đứng sau công nghiệp chế biến, chế tạo).
FDI khả quan là tín hiệu tốt nhưng nguồn vốn thực chất rót vào bao nhiêu mới quan trọng, là “nhiệt kế” chính xác cho sự hấp dẫn trở lại của thị trường BĐS trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài phải đưa tiền thực vào đầu tư, không được tạo lợi nhuận bằng chính vốn huy động từ trong nước. GS. Đặng Hùng Võ |
Tính lũy kế đến ngày 20/8, trong số các dự án còn hiệu lực, BĐS thu hút FDI với 400 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 48,23 tỷ USD. Trong số 47 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm nay, Nhật Bản đứng đầu danh sách với vốn đăng ký mới và mở rộng đầu tư 4,35 tỷ USD (chiếm 34,5% tổng vốn đăng ký), tiếp theo là Singapore 3,78 tỷ USD (chiếm 29,9%) và Nga 1,01 tỷ USD (chiếm 8,1%).
Theo đánh giá của một số doanh nghiệp dịch vụ BĐS, có rất nhiều yếu tố để thúc đẩy nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam như nền kinh tế đang hồi phục với những chỉ số ấn tượng.
Ngoài ra, những chính sách cởi mở thời gian qua dành cho thị trường BĐS, như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ trần lãi suất huy động vốn ngắn hạn, áp dụng việc giảm 50% thuế VAT cho các giao dịch căn hộ thương mại với diện tích sàn dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, cùng với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội… cũng góp phần làm cho thị trường BĐS trong nước khởi sắc hơn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Thực hay ảo?
Trên thực tế, ngoài những yếu tố khách quan đến từ cơ chế chính sách hay tiến triển tốt của nền kinh thế, nội tại thị trường BĐS cũng đang có nhiều yếu tố để thu hút dòng vốn ngoại. Qua 3 năm khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước đã không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án hoặc không còn thấy dự án hấp dẫn và muốn rút chân.
Nhiều thương vụ M&A BĐS đình đám thời gian qua cho thấy nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang những dự án thực tế hơn, hướng đến dòng cầu dồi dào hơn, thay vì tập trung đầu tư những dự án triệu đô ở phân khúc cao cấp như trước. Điều này sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài tìm được nhiều dự án phù hợp để đầu tư.
Theo ông Adam Bury, Phó Giám đốc Bộ phận thị trường vốn (CBRE Vietnam), nhiều nhà đầu tư lớn tìm đến thị trường BĐS để nắm bắt những cơ hội đang trở lại. Trong nửa cuối năm 2013, thị trường BĐS Việt Nam sẽ còn đón nhận lượng lớn nhà đầu tư mới.
|
Một dự án FDI trong lĩnh vực BĐS |
Tuy nhiên, dưới góc độ thận trọng, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng cần cảnh giác với những con số đăng ký. Nguồn vốn FDI khả quan không thể hiện việc thị trường BĐS đã khởi sắc nhiều so với trước.
Việc các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được những biến chuyển tích cực tại thị trường BĐS Việt Nam là có thực, nhiều doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn cũng là có thực, nhưng số vốn ngoại đổ vào để giữ chỗ chứ chưa thực sự đầu tư cũng chiếm con số không ít.
Thực tế, thị trường BĐS những năm qua cũng cho thấy rất nhiều chủ đầu tư đăng ký triển khai dự án lên tới hàng triệu USD, nhưng khi thị trường khó khăn đã không thể huy động vốn trong nước vì sức mua giảm nên “bỏ của chạy lấy người”, để lại những dự án hoang tàn cho cỏ mọc.
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, những dự án BĐS đăng ký vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD thực chất cũng chỉ đưa vào Việt Nam vài chục hoặc vài trăm triệu USD để xây dựng, sau đó nhà đầu tư sẽ bán sản phẩm và xoay vòng vốn đầu tư. Điều này đã được minh chứng qua các khu đô thị có vốn FDI tại Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để làm thực chất dòng vốn FDI, tránh tình trạng ảo như nhiều năm qua.
Các bản tin khác
- 9 tín hiệu giúp vơi bớt ám ảnh bong bóng bất động sản
- Thị trường căn hộ tháng 11: Chạy đua cuối năm
- Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển chưa bền vững
- Bế mạc kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016: Phát huy sức mạnh đồng thuận, xây dựng TP phát triển bền vững
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ
- College Town Đà Nẵng: Vùng tri thức - Vùng đầu tư tiềm năng
- Danh tính "Top 10 khu đô thị đáng sống nhất Việt Nam"
- Người Việt mua ô tô tăng cao 'chóng mặt'
- Quy hoạch kiến trúc cảnh quan bờ sông Hàn: cần cân nhắc kỹ lưỡng
- TP.HCM: Kiến nghị cho quận huyện được cấp giấy chứng nhận
- Giao lưu trực tuyến về việc cấp giấy CMND 12 số
- Ngân hàng phải sớm có quy trình cấp bảo lãnh bất động sản
- Ngập tràn quảng cáo nhà đất sai sự thật
- UBND TP Đà Nẵng trả lời một số ý kiến bức xúc của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND TP Khóa VIII
- Nhà đất Đà Nẵng “sốt” do quỹ đất nội đô khan hiếm
- Bất động sản 'xả hàng'
- Ghi diện tích trên sổ đỏ chung cư thế nào?
- Đô thị sinh thái làm nóng bất động sản Đà Nẵng
- TP.HCM: Từ 7-12-2015 sẽ không còn cấp CMND 9 số cũ
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ